Nghỉ phép là nhu cầu không thể thiếu khi người lao động gặp các vấn đề riêng khó khăn cần phải giải quyết. Cùng Blog HappyTime tìm hiểu cách xin nghỉ phép khéo léo để thuyết phục sếp trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Lợi ích khi biết cách xin nghỉ phép khéo léo
Nghỉ phép là quyền lợi của người lao động trong thời gian tham gia làm việc tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên khi để được nghỉ phép thì người lao động cần có sự phê duyệt từ cấp quản lý. Lúc này, việc biết cách xin nghỉ phép khéo léo sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn, cụ thể:
- Không làm ảnh hưởng tới hoạt động của công ty: Mỗi cá nhân sẽ đảm nhận một công việc, nhiệm vụ khác nhau. Do đó nếu bạn nghỉ phép đột xuất thì không có người xử lý công việc. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động công ty. Khi biết cách xin nghỉ phép khéo léo, bạn sẽ hạn chế được điều này và không gây khó chịu cho sếp và đồng nghiệp.
- Dễ dàng được phê duyệt hơn: Biết cách xin nghỉ phép khéo léo có thể gợi sự cảm thông từ sếp. Nhờ đó giúp bạn thuyết phục sếp dễ dàng hơn so với việc xin nghỉ phép đột ngột.
- Đảm bảo quyền lợi bản thân: Thông thường, mỗi công ty sẽ có quy định xin nghỉ phép khác nhau. Do đó bạn cần chú ý xin nghỉ phép khéo léo, đúng nội quy để đảm bảo quyền lợi của bản thân trong quá trình làm việc.
Các cách xin nghỉ phép khéo léo
Để đi sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng đến với một số cách xin nghỉ phép khéo léo trong những trường hợp thường gặp sau:
Khi muốn nghỉ phép đột xuất
Đây là trường hợp thường gặp nhất khi bạn làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp. Có rất nhiều lý do dẫn tới tình trạng này, chẳng hạn như dậy muộn hay hư hỏng xe bất chợt.
Lúc này, tốt nhất là bạn hãy thông báo tới sếp càng sớm càng tốt về tình trạng của mình thông qua cách gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn. Đồng thời cần đưa ra lý do chính đáng như bị bệnh đột xuất để được sếp thông cảm và phê duyệt xin nghỉ.
Khi nghỉ phép đột xuất thì bạn cũng chỉ nên nghỉ nửa buổi. Điều này giúp tránh ảnh hưởng quá nhiều tới công việc. Đồng thời hãy bổ sung đơn xin phép ngay khi trở lại làm việc.
Khi muốn nghỉ phép 1 ngày
Việc nghỉ phép 1 ngày hầu như có thể tính toán trước được. Do đó trước khi nộp đơn, bạn cần lên kế hoạch chi tiết nhất để đảm bảo sẽ được phê duyệt.
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đơn xin nghỉ phép theo quy định công ty. Tiếp theo, hãy chọn những lý do xin nghỉ chính đáng và cần đến 1 ngày để giải quyết như đi công chứng giấy tờ, đưa người thân đi khám,… Cuối cùng, khi nộp đơn hãy cam kết với sếp rằng bạn đã sắp xếp công việc ổn thỏa và sẽ quay trở lại làm việc sau khi kết thúc ngày nghỉ.
Lưu ý rằng công việc trong ngày nghỉ phép của bạn thường bàn giao cho đồng nghiệp hoặc sếp. Do đó trước khi nghỉ, bạn hãy thông báo trước tới sếp và đồng nghiệp để không khiến họ cảm thấy khó chịu khi nhận thêm công việc bất ngờ. Đồng thời, sau khi đi làm lại hãy cảm ơn họ bằng một món quà nhỏ.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xin Nghỉ Việc 1 Ngày Khéo Léo Và Thuyết Phục
Khi muốn nghỉ phép dài ngày
Những kỳ nghỉ phép dài ngày thường không xuất hiện nhiều trong thời gian làm việc. Đồng thời, đơn nghỉ dài ngày cũng khó phê duyệt hơn nhiều so với nghỉ phép 1 ngày.
Lúc này, cách xin nghỉ phép khéo léo cũng khá tương tự như xin nghỉ phép 1 ngày. Nghĩa là bạn cần có sự chuẩn bị trước để không gây ảnh hưởng tới tiến độ công việc tại công ty.
Trước khi xin nghỉ phép dài ngày, bạn cần thảo luận với đồng nghiệp về vấn đề bàn giao công việc trong thời gian nghỉ. Tiếp theo, bạn cần liên hệ với nhân sự để đảm bảo rằng kỳ nghỉ phép này tuân thủ theo quy định của công ty.
Cuối cùng, khi đã thỏa mãn những điều kiện trên, bạn hãy xin phép trực tiếp với sếp để được phê duyệt đơn. Tất nhiên, đừng quên chọn một lý do chính đáng. Đồng thời thông báo tình trạng bàn giao công việc, cam kết quay trở lại làm việc bình thường sau kỳ nghỉ nhé.
Xem thêm: Download Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép Chuẩn Dành Cho Doanh Nghiệp
Lý do xin nghỉ phép thuyết phục
Yếu tố không thể thiếu trong cách xin nghỉ phép khéo léo là những lý do xin nghỉ phép. Dưới đây là một số lý do thuyết phục mà bạn có thể cân nhắc để thuyết phục sếp nhanh chóng nhất:
- Đau ốm, bị bệnh: Nếu sức khỏe không tốt thì chắc chắn hiệu suất làm việc cũng không phát huy tối đa. Do đó nếu xin nghỉ phép vì lý do này thì chắc chắn sếp sẽ phê duyệt.
- Đi khám bệnh: Lý do này há tương tự với lý do bị bệnh. Đồng thời nếu bạn đưa ra được đơn thuốc hay lịch hẹn thì sẽ càng thuyết phục hơn.
- Giải quyết việc gia đình: Đây là vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân. Vì nên chắc chắn sếp sẽ phê duyệt cho bạn mà không thắc mắc gì nhiều.
Dù là xin nghỉ phép với lý do nào thì bạn cũng nên viết đơn xin phép, email hoặc gọi điện trực tiếp để thông báo tới sếp. Trường hợp công ty bạn sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý nhân sự trực tuyến như HappyTime thì có thể tạo đơn xin nghỉ trực tuyến và đề xuất sếp phê duyệt. Công cụ này không chỉ tinh gọn thủ tục hành chính mà còn giúp quản lý ngày nghỉ, ngày công dễ dàng.
Trên đây là hướng dẫn cách xin nghỉ phép khéo léo mà bạn có thể áp dụng khi muốn xin nghỉ trong quá trình làm việc sau này. Mong rằng với những phương pháp trên, bạn có thể được phê duyệt đơn xin phép nhanh chóng và không làm mất lòng sếp, đồng nghiệp. Đừng quên truy cập HappyTime để trải nghiệm thử công cụ hỗ trợ quản trị nhân sự cực hiệu quả này nhé.
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |