Lương cơ bản luôn là một trong những vấn đề mà người lao động và doanh nghiệp quan tâm đầu tiên khi ký kết hợp đồng. Vậy, cách tính lương cơ bản hiện nay như thế nào? Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Lương cơ bản là gì?
Để hiểu về khái niệm lương cơ bản là gì, bạn cần hiểu về tiền lương là gì. Tiền lương là sự trả công, thu nhập được biểu hiện bằng tiền và được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hoặc, tiền lương cũng được ấn định bằng pháp luật Quốc gia và do người sử dụng lao động chi trả cho người lao động theo hợp đồng.
Theo đó, lương cơ bản là mức lương tối thiểu mà người lao động sẽ nhận được theo thỏa thuận với người sử dụng lao động. Mức lương cơ bản sẽ được ghi rõ vào hợp đồng lao động và là cơ sở để thực hiện tính tiền lương cho người lao động hàng tháng. Mức lương cơ bản sẽ phụ thuộc vào tính chất, yêu cầu công việc và thỏa thuận đôi bên.
Lưu ý rằng, lương cơ bản sẽ không bao gồm những khoản phúc lợi, tiền thưởng, hoa hồng, các khoản trợ cấp bổ sung khác. Nên lương cơ bản thường sẽ là khoản thực nhật ở mức thấp nhất mà người lao động có thể nhận được.
Lương cơ bản và lương cơ sở giống nhau không?
Khá nhiều người thường nhầm lẫn giữa lương cơ bản và lương cơ sở. Tuy vậy, đây là 2 khái niệm khác nhau. Cụ thể như sau:
Lương cơ sở
Lương cơ sở là mức lương được áp dụng đối với các công chức, cán bộ, viên chức, người hưởng phụ cấp, lương, người lao động đang làm việc trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị – xã hội, Nhà nước,… Lương cơ sở được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Mức tính lương cơ sở được áp dụng vào năm 2020 đến nay là 1.490.000 đồng/tháng. Mức lương này có ý nghĩa để tính trong những bảng lương, phụ cấp, thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định pháp luật với các đối tượng nói tên. Lương cơ sở cũng được sử dụng để tính sinh hoạt phí, hoạt động phí, các khoản trích, chế độ theo quy định.
Lương cơ bản
Là mức lương do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Không có các điều khoản quy định chính xác về lương cơ bản mà chỉ có quy định đối với mức lương cơ bản thấp nhất của cán bộ, viên chức, công chức,… hoặc quy định theo vùng. Đối với các doanh nghiệp, lương cơ bản không được thấp hơn mức tối thiểu của vùng và cộng thêm 7% đối với đối tượng đã được học nghề.
Tìm hiểu thêm: Các hình thức trả lương hiện nay mà nhà quản lý cần nắm rõ
Cách tính lương cơ bản trong doanh nghiệp
Cách tính lương cơ bản như thế nào còn tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể phân thành 2 cách tính lương cơ bản cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước như sau:
Cách tính lương cơ bản ở doanh nghiệp tư nhân
Ở các doanh nghiệp tư nhân, cách tính lương cơ bản thường sẽ dựa vào mức lương cơ bản tối thiểu theo vùng. Đây là mức lương mà doanh nghiệp có nhu cầu sẽ thỏa thuận, chi trả cho người lao động. Có nhiều cách tính lương cơ bản khác nhau trong doanh nghiệp tư nhân. Dưới đây sẽ là một số cách thường gặp:
Cách tính lương cơ bản theo vùng
Đây là cách tính lương cơ bản được áp dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, trong Bộ luật Lao động 2019 và theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về tính lương cơ bản theo vùng như sau:
- Đối với các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động ở khu vực I, mức lương cơ bản là 4,68 triệu đồng/tháng.
- Các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động ở khu vực II, mức lương cơ bản là 4,16 triệu đồng/tháng.
- Đối với các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động ở khu vực I, mức lương cơ bản là 3,64 triệu đồng/tháng.
- Đối với các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động ở khu vực I, mức lương cơ bản là 3,25 triệu đồng/tháng.
Theo quy định, mức lương cơ bản của doanh nghiệp không được thấp hơn mức lương cơ bản của vùng, khu vực. Đối với những người lao động đã qua học nghề phải được cộng thêm 7% so với mức lương tối thiểu.
Tính lương cơ bản theo thời gian
Cách tính lương cơ bản theo thời gian thường sẽ dựa vào số giờ làm, ngày công làm việc thực tế của người lao động. Tùy vào hình thức làm việc sẽ có cách tính lương theo thời gian khác nhau. Ví dụ như:
Tính theo giờ
Đối với người lao động làm thêm không đủ số thời gian theo quy định 1 ngày công của doanh nghiệp sẽ được tính lương cơ bản theo giờ. Hiện tại, lương tối thiểu theo giờ quy định theo vùng – khu vực như sau:
- Vùng I: 22.500 đồng/giờ.
- Khu vực II: 20.000 đồng/giờ.
- Vùng III: 17.500 đồng/giờ.
- Khu vực IV: 15.600 đồng/giờ.
Tính theo ngày công
Theo ngày công, doanh nghiệp có thể tính theo không quy định ngày công chuẩn hoặc quy định chuẩn từng tháng. Cụ thể:
- Không quy định ngày công chuẩn: Lương cơ bản sẽ tính theo số ngày làm thực tế trong tháng.
- Theo quy định ngày công chuẩn: Thường ấn định theo 24 – 26 ngày công/tháng.
Một số cách tính lương cơ bản khác
Đối với những doanh nghiệp tư nhân sẽ có thêm một số cách tính lương cơ bản khác như sau:
- Tính lương cơ bản theo sản phẩm = Đơn giá được nhận cho mỗi sản phẩm * số lượng sản phẩm bán được.
- Lương cơ bản tính khoán = Mức khoán * tỷ lệ hoàn thành công việc.
Cách tính lương cơ bản ở doanh nghiệp nhà nước
Đối với doanh nghiệp nhà nước, cách tính lương cơ bản sẽ dựa vào quy định của nhà nước đối với từng khu vực, ngành nghề khác nhau. Không chỉ áp dụng theo vùng, cách tính lương cơ bản của nhà nước còn áp dụng theo hệ số lương cơ sở. Hệ số lương cơ sở sẽ dựa vào cấp bậc tốt nghiệp đào tạo của người lao động. Cụ thể như sau:
- Mức lương cơ sở dựa vào Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng/tháng. Từ 1/7/2020, mức lương cơ sở được tăng lên 1.600.000 đồng/tháng. Tuy vậy đến hiện tại vẫn chưa được áp dụng do tác động của dịch bệnh Covid – 19.
- Hệ số lương đối với bậc đại học là 2.34, hệ số lương với bậc cao đẳng là 2.1, với bậc trung cấp là 1.86.
Mức lương cơ bản sẽ được tính dựa vào lương cơ sở nhân với hệ số lương. Tùy vào từng ngày nghề khác nhau sẽ có thêm các hệ số nhân lương khác nhau.
Một số hình thức lương khác cần quan tâm
Bên cạnh lương cơ bản, người lao động cũng phải quan tâm đến những khoản lương khác trong tổng thu nhập chung của mình. Những khoản lương này thường sẽ bao gồm:
Lương doanh thu sản phẩm
Lương doanh thu theo sản phẩm sẽ là khoản tiền thưởng được tính dựa vào doanh thu mà người lao động, đội nhóm hoặc toàn doanh nghiệp đạt được. Mức lương doanh thu thường sẽ tùy thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp và ngành nghề khác nhau. Tuy vậy, người lao động cần phải trao đổi rõ ràng về phần trăm hoa hồng có thể nhận được.
Lương tháng thứ 13
Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không bắt buộc phải trả lương tháng thứ 13 cho người lao động. Nhưng đây là một trong những yếu tố phúc lợi để doanh nghiệp thu hút người lao động hiện nay. Thông thường, lương tháng thứ 13 được tính theo 2 cách như sau:
- Với những nhân viên đã làm đủ 12 tháng, tính từ 01/01 đến 31/12, lương tháng 13 = tổng lương trung bình của 12 tháng.
- Đối với nhân viên làm việc dưới 12 tháng, lương tháng 13 = (Tổng lương trung bình của 12 tháng + Trợ cấp, phụ cấp)/12 tháng * Số tháng làm việc thực tế.
Lương tăng ca, ngày lễ
Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, lương tăng ca và lương làm việc vào ngày lễ thường chiếm phần lớn tổng thu nhập của người lao động. Theo quy định tại Luật Lao động 2019 về quy định lương tăng ca như sau:
- Ít nhất 150% khi tăng ca vào ngày thường, 200% khi tăng ca vào ngày nghỉ hàng tuần, 300% đối với làm việc vào lễ, Tết.
- Nếu làm thêm giờ vào ban đêm ngày thường, người lao động được nhận thêm ít nhất 30% đơn giá tiền lương theo thỏa thuận. Đối với người làm thêm vào ban đêm các ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ tết sẽ được cộng thêm ít nhất 20% đơn giá tiền lương.
HappyTime – tổng hợp ngày công, tính lương dễ dàng
Ngoài biết cách tính lương cơ bản, nhân sự kế toán cần phải thực hiện tổng hợp ngày công, ngày nghỉ phép, lương tăng ca, thưởng, phụ cấp,… để có được bảng lương chính xác. Quá trình này nếu thực hiện thủ công thường sẽ tốn nhiều thời gian và nhân lực, mức độ chính xác không cao, dễ dẫn đến sai sót.
Do đó, ngày nay rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn những nền tảng giúp hỗ trợ quy trình chấm công, quản lý ngày công và tính lương tinh gọn hơn. Trong đó nổi bật có ứng dụng, phần mềm chấm công HappyTime. Phần mềm này hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể thực hiện chấm công linh hoạt, đơn giản với nhiều hệ thống chấm công trên thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, HappyTime còn có những tính năng hỗ trợ đắc lực cho quy trình tính lương như sau:
- Ghi nhận chấm công, check-in, check-out của nhân viên chính xác.
- Cung cấp tính năng thiết lập lịch hoặc ca làm việc cho người lao động. Dễ dàng xây dựng quy trình quản lý nhân sự chuyên nghiệp hơn.
- Tự động tổng hợp các thông tin liên quan đến chấm công cho nhân viên. Thông báo cụ thể rõ ràng về ngày công, tăng ca,… cho nhân viên kế toán. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 70% thời gian thực hiện tổng hợp ngày công so với thông thường.
- Cấu hình quy định tùy biến cho từng phòng ban dễ dàng thực hiện tính ngày công, lương thưởng.
- Hỗ trợ xuất bảng công theo định dạng Excel chi tiết về ngày công, tăng ca, đi sớm, về muộn, dư giờ làm việc,… Từ đó quá trình tính lương được thực hiện nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách tính lương cơ bản cũng những vấn đề xung quanh khoản lương này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào HappyTime để bắt đầu trải nghiệm nền tảng quản lý, tổng hợp ngày công và hỗ trợ tính lương nhanh chóng ngay từ hôm nay.