Bảng chấm công nhân viên đã và đang là công cụ quản lý nhân sự được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Phổ biến là thế nhưng để phát huy hết các lợi ích mà công cụ này mang đến lại không phải điều dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, Happy Time sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả quản lý với những kiến thức hữu ích về quy định mới nhất 2021.
Bảng chấm công nhân viên là gì?
Có thể thấy, bảng chấm công nhân viên là mẫu văn bản được dùng để theo dõi ngày công thực tế của người lao động trong quá trình làm việc. Từ đó, doanh nghiệp dựa trên những số liệu này để tính lương cho nhân sự đầy đủ và chính xác nhất.
Để xây dựng bảng chấm công, các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong những cách thức sau:
- Chấm công truyền thống bằng giấy
- Tổng hợp và xuất dữ liệu từ các thiết bị chấm công
Theo quy trình chấm công hiện nay, mỗi phòng ban, tổ nhóm đều cần lập bảng chấm công theo tuần, theo tháng dựa trên quy định của doanh nghiệp. Sau đó, phòng Nhân sự và Kế toán sẽ tổng hợp đơn nghỉ phép, ngày nghỉ phép hưởng lương để thanh toán lương cho người lao động. Bảng chấm công cá nhân có thể được lập bằng phần mềm Excel hoặc Word.
Tham khảo thêm:
>> Bảng chấm công làm thêm giờ và những điều bạn chưa biết
>> Tải miễn phí 3 bảng chấm công theo tuần chuẩn nhất
>> Quy định chấm công tính lương dân công sở cần phải biết
Quy định của bảng chấm công nhân viên
Bảng chấm công nhân viên thường được trình bày dưới dạng Excel theo mẫu bảng chấm công Thông tư 133 của Bộ Luật Lao động với bố cục 3 phần
- Tên doanh nghiệp, thời gian chấm công, thông tin nhân viên
- Nội dung bảng chấm công của từng cá nhân gồm số ngày công, giờ công thực tế, ngày nghỉ…
- Chữ ký và xác nhận của doanh nghiệp
DOWLOAD MẪU BẢNG CHẤM CÔNG THEO THÔNG TƯ 133
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có thêm một số quy ước như sau trong bảng chấm công cá nhân:
- Ngày thường: tăng ca sau 5 giờ nhân 1.5, sau 9 giờ nhân 2
- Chủ nhật: nhân 1.5, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 2, sau 9 giờ nhân 3
- Lễ: Nhân 3, tăng thêm giờ sau 5 giờ nhân 4.5
Cách tính này có thể được thay đổi theo quy định chấm công tính lương của từng doanh nghiệp.
3 loại bảng chấm công nhân viên phổ biến
Dựa theo các phương pháp chấm công, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những loại bảng chấm công nhân viên sau đây:
1.Bảng chấm công nhân viên theo ngày
Bảng chấm công theo ngày được dùng để ghi lại thời gian làm việc thực tế của người lao động từ khi bắt đầu đến khi kết thúc ca làm việc trong ngày. Người phụ trách sẽ dùng một ký hiệu thống nhất đã được quy ước từ trước để đánh dấu ngày công tương ứng cho nhân viên.
Tìm hiểu thêm:
>> 4 mẫu chấm công nhân viên doanh nghiệp nào cũng cần phải có
>> Nâng cao hiệu quả chấm công tính lương trong doanh nghiệp
2. Bảng chấm công nhân viên theo giờ
Các trường hợp người lao động làm việc theo giờ thì người phụ trách quản lý sẽ áp dụng bảng chấm công theo giờ. Số công thực tế sẽ được ký hiệu theo quy ước và ghi số giờ làm việc ở bên cạnh.
3. Bảng chấm công làm thêm giờ
Trong quá trình làm việc, người lao động có thể tự nguyện đăng ký làm thêm giờ hoặc được doanh nghiệp bố trí làm thêm giờ theo quy định. Theo đó, bảng chấm công làm thêm giờ giúp người lao động và doanh nghiệp theo dõi được thời gian làm thêm ngoài HĐLĐ để tính lương thưởng chính xác.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích về quy định bảng chấm công nhân viên. Hiện nay, để tối ưu hóa quy trình chấm công, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống chấm công online như Happy Time . Theo đó, quá trình đồng bộ dữ liệu được triển khai nhanh chóng, hạn chế tối đa sai sót giúp tính lương chính xác cho nhân viên.