Mẫu chấm công nhân viên đã không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng một bảng chấm công cho nhân viên rõ ràng, tiện lợi thì không phải doanh nghiệp nào cũng biết đến. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây, Happy Time sẽ giới thiệu đến quý vị 4 mẫu bảng chấm công nhân viên phổ biến nhất hiện nay. Đừng bỏ lỡ!
Mẫu chấm công nhân viên là gì?
Trong quản lý, mẫu bảng chấm công là văn bản thuộc chứng từ Kế toán. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp xác định ngày công và tính lương cho người lao động. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể áp dụng mẫu bảng chấm công (Mẫu 01a-TĐTL) theo nội dung đã quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư 133/2016/TT-BTC và TT200/2014/TT-BTC, phần danh mục và mẫu biểu chứng từ.
Tuy nhiên, trên thực tế, dựa theo quy mô, cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể tự chủ động xây dựng cho mình bảng chấm công nhân viên. Cách thức này sẽ có sự đánh giá chính xác và hiệu quả hơn.
>> Xem thêm: Tải ngay 5 mẫu bảng chấm công theo tuần cho doanh nghiệp
Các mẫu bảng chấm công thường được trình bày dưới dạng bảng trên file Word hoặc Excel. Trong đó sẽ có các quy định rõ về số ngày công, ngày nghỉ thực tế, số giờ làm thêm…
4 mẫu bảng chấm công cho doanh nghiệp
Dưới đây là 4 mẫu bảng chấm công nhân viên hỗ biến nhất thường được các doanh nghiệp sử dụng.
1. Mẫu bảng chấm công hàng ngày
Bảng chấm công hàng ngày là văn bản theo dõi thời gian ra vào, số ca trong ngày của người lao động.
2. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ
Tùy theo quy định của doanh nghiệp, người lao động có thể đăng ký làm thêm giờ vào cuối ngày hoặc ngày nghỉ, lễ Tết… Những trường hợp này, người lao động cần làm bảng chấm công làm thêm giờ để tạo căn cứ tính lương.
3. Mẫu bảng chấm công theo tuần
Bảng chấm công theo tuần thống kế số ngày làm việc thực tế trong một tuần của người lao động.
>> Tham khảo thêm: Bật mí 3 bảng chấm công theo tháng cho nhà quản lý nhân sự
4. Mẫu bảng chấm công theo ca
Chấm công theo ca bắt đầu khi người lao động bước vào ca làm việc và kết thúc ca làm việc trong ngày. Mỗi ngày có thể chia thành ca 2, 3 tiếng hoặc ca dài 8 tiếng dựa trên đặc thù công việc, chuyên môn.
Hướng dẫn điền mẫu bảng chấm công nhân viên
Tùy theo các loại bảng chấm công khác nhau thì sẽ có quy ước điền thông tin riêng. Tuy nhiên, bảng nào cũng cần đầy đủ như sau: Họ tên, chức vụ, mã số nhân viên, phòng/ ban/ bộ phận và thời gian chấm công.
Sau khi đã cập nhật các thông tin trên, cần kiểm tra các quy ước của bảng chấm công cá nhân như:
>> Xem thêm: Mẫu bảng chấm công tính lương theo tuần, theo tháng dành cho doanh nghiệp
P: Ký hiệu ngày phép hưởng lương
L: Ký hiệu ngày nghỉ lễ hưởng lương
TC: Ký hiệu ngày tăng ca
TCL: Ký hiệu ngày tăng ca dịp lễ
NB: Nghỉ bù hưởng lương
NL: Nghỉ lễ, Tết
Các quy ước về làm thêm giờ, phụ cấp đi lại, ăn trưa sẽ được quy định riêng dựa trên Bộ luật Lao động. Lưu ý đây là mức tối đa được quy định trong Bộ luật lao động hiện hành. Cụ thể:
- Ngày thường: Người lao động tăng ca sau 05 giờ x1.5, sau 09 giờ x2
- Chủ nhật: Người lao động đi làm ngày chủ nhật x1.5, tăng ca sau 05 giờ x2, sau 09 giờ x3
- Lễ: Ngày lễ x3, tăng ca sau 05 giờ x4.5
Dựa theo mẫu bảng chấm công 01a-TĐTL của Bộ Lao động, nhà quản lý điền bảng chấm công như sau:
- Cột A, B, C: Số thứ tự, họ tên từng nhân viên và ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.
- Tiếp theo, cột 1-31 là các ngày trong tháng.
- Cột 32 – 33: Tổng số công hưởng lương sản phẩm và thời gian của từng người trong tháng.
- Cột 34 – 35: Tổng số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% và các loại % lương của từng người trong tháng.
- Cuối cùng: Tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong tháng.
Cuối tháng, bảng chấm công tính lương được chuyển đến các phòng ban để kiểm tra lại. Nếu có thắc mắc, nhân viên có thể liên hệ lại ngay bộ phận để được giải quyết kị thời.
Kết luận
Bên cạnh việc sử dụng mẫu bảng chấm công nhân viên Word hay Excel, thì hiện nay trên các nền tảng chấm công trực tuyến đều cung cấp sẵn các dạng biểu mẫu này. Nhà quản lý có thể kiểm tra và phê duyệt ngay trên ứng dụng chấm công. Từ đó, đảm bảo độ chính xác, minh bạch.