Phụ cấp thâm niên là một trong những khoản thuộc về quyền lợi dành cho một số đối tượng người lao động nhất định. Vậy phụ cấp thâm niên là gì? Cách tính ra sao? Hãy cùng HappyTime tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Các khái niệm liên quan đến thâm niên
Trước khi tìm hiểu chi tiết về cách tính lương thâm niên cho nhân viên, bạn sẽ cần nắm rõ những khái niệm và thông tin có liên quan dưới đây. Thông tin trong bài viết được cung cấp dựa trên Nghị định 77/2021/NĐ-CP và Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Thâm niên là gì?
Hiện nay pháp luật chưa đưa ra một quy định cụ thể về khái niệm thâm niên. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản, thâm niên hay thâm niên công tác, thâm niên làm việc là số năm làm việc liên tục thực tế của người lao động đối với một người sử dụng lao động.
Phụ cấp thâm niên là gì?
Phụ cấp thâm niên (hay lương thâm niên) là khoản phụ cấp được chi trả cho những người lao động làm việc liên tục nhiều năm tại một tổ chức, doanh nghiệp ở một số lĩnh vực nhất định. Căn cứ theo Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 thì phụ cấp thâm niên sẽ được thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng lao động tương tự như các loại phụ cấp khác.
Nhìn chung, lương thâm niên có vai trò như là sự công nhận của tổ chức trước những đóng góp, cống hiến bền bỉ của người lao động trong nhiều năm liền. Đây cũng là lời động viên, khích lệ người lao động tiếp tục ở lại gắn bó với tổ chức.
Các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên
Không phải bất cứ người lao động nào cũng được hưởng chế độ lương thâm niên. Theo quy định pháp luật, cách tính lương thâm niên cho nhân viên chỉ áp dụng cho một số đối tượng cụ thể dưới đây:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trực thuộc lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Hạ sĩ quan đang hưởng lượng và trực thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
- Người đang hoạt động, công tác trong tổ chức cơ yếu.
- Cán bộ, công chức đang hưởng lương theo ngạch hoặc chức danh trong các chuyên ngành đặc biệt sau: Hải quan, tòa án, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm sát, kiểm lâm.
- Nhà giáo đang thực hiện công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Phụ cấp thâm niên cho doanh nghiệp là không bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên tùy theo năng lực tài chính và chế độ đãi ngộ riêng mà doanh nghiệp vẫn có thể áp dụng cách tính khoản phụ cấp này cho nhân viên để thêm một phần phụ cấp cho người lao động.
Cách tính thâm niên công tác
Theo quy định pháp luật, thời hạn để các đối tượng được hưởng lương thâm niên nghề theo quy định của Nhà Nước là 60 tháng làm việc. Tuy nhiên, khi xác định thâm niên công tác, cần lưu ý về thời điểm không tính phụ cấp thâm niên nghề. Cụ thể:
- Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc, thời gian bị tạm giữ, thời gian chấp hành án, lệnh xuất ngũ.
- Nghỉ việc riêng không lương hơn 1 tháng.
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá quy định của pháp luật.
- Kiểm soát.
- Thời gian người lao động thực hiện chế độ công tác dự bị.
- Thời gian làm công việc xếp theo ngạch bậc, cấp chức vụ không tính vào các trường hợp được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Cách tính phụ cấp thâm niên
Như vậy có thể thấy, hiện tại trong luật lao động chưa có quy định cụ thể về cách tính lương thâm niên cho nhân viên trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, ở phần tiếp theo của bài viết, HappyTime sẽ chỉ hướng dẫn cách tính lương thâm niên cho những đối tượng thuộc trường hợp được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định pháp luật.
Cách tính lương thâm niên cho giáo viên
Tại Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về lương thâm niên như sau:
– Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Như vậy công thức tính phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo sẽ là:
Tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh + hệ số phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng theo pháp luật.
Theo đó, tiền phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính dựa vào mức lương cơ sở. Theo quy định pháp luật hiện nay, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh từ 1/7/2024 như sau: Từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%).
>>> Xem thêm: Cách Tính Lương Theo Hiệu Quả Công Việc Và Ưu Nhược Điểm <<<
Đối tượng nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm niên hiện nay
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP thì lương thâm niên nghề nhà giáo áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Các đối tượng này bao gồm:
- Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
- Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.
- Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định thời gian tính hưởng lương thâm niên nhà giáo được xác định bằng tổng các thời gian sau:
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.
– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
– Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
– Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Thời gian không tính lương thâm niên nhà giáo
Khoảng thời gian không được tính thâm niên nhà giáo được quy định rõ ràng tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP. Khoảng thời gian này bao gồm:
- Thời gian thực tập, tập sự, thử việc hoặc làm việc theo hợp đồng lần đầu.
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân, kéo dài liên tục từ 1 tháng trở lên.
- Thời gian nghỉ bệnh tật, thai sản vượt quá mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc tạm giam, tạm giữ phục vụ cho quá trình làm việc của công an, quân đội.
Thời gian chi trả lương thâm niên cho giáo viên: Lương thâm niên sẽ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và được tính vào mức đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Cách tính phụ cấp thâm niên cho sĩ quan quân đội
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 224/2017/TT-BQP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên cho sĩ quan quân đội, đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên quân đội bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị và các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.
Trong đó, các các đối tượng này phải thỏa mãn điều kiện là có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Như vậy công thức tính thâm niên trong quân đội là:
Đối tượng có thời gian phục vụ đủ 5 năm (đủ 60 tháng) = 5% (mức lương) + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Đối tượng có thời gian phục vụ từ 6 năm trở lên: ((5% + (Số năm phục vụ – 5)%)) x (mức lương)) + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Thời điểm tính lương thâm niên: Những sĩ quan, quân nhân tại ngũ, công nhân – viên chức làm việc liên tục trong vòng 60 tháng (5 năm) trong quân đội hoặc cơ quan, đơn vị thì sẽ được hưởng lương thâm niên.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên quân đội
- Thời gian làm việc, phục vụ trong lực lượng quân đội thường trực.
- Thời gian hưởng lương thâm niên ở những ngành nghề khác, bao gồm công an, cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng, nhà giáo, dự trữ quốc gia và các ngành, nghề khác được Chính phủ quy định sẽ được cộng dồn với thời gian tham gia quân đội để tính lương thâm niên.
Lưu ý: Trong cùng một thời điểm, nếu được hưởng nhiều loại lương thâm niên cùng lúc thì chỉ được hưởng một loại (theo lựa chọn).
Cách tính phụ cấp thâm niên cho công an
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 49/2019/NĐ-CP, cách tính lương thâm niên của công an nhân dân được quy định như sau:
- Phụ cấp thâm niên nghề đối với công an nhân dân có đủ 5 năm phục vụ trong lực lượng công an nhân dân bằng 5% mức lương hiện hưởng, thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung.
- Kể từ năm thứ 6 phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân, phụ cấp thâm niên của công an nhân dân sẽ tăng thêm 1%/năm.
Như vậy, công thức tính phụ cấp thâm niên đối với công an đó là:
Công an có thời gian phục vụ đủ 5 năm (đủ 60 tháng) = 5% (mức lương) + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Công an có thời gian phục vụ từ 6 năm trở lên: ((5% + (Số năm phục vụ – 5)%)) x (mức lương)) + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Lương thâm niên nghề của công an nhân dân sẽ được tính, trả cùng kỳ lương và dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
>>> Xem thêm: Hệ Số Lương Là Gì? Chi Tiết Về Cách Tính Lương Theo Hệ Số <<<
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên công an
Theo đó, thời gian được tính để hưởng lương thâm niên công an bao gồm:
- Thời gian phục vụ trong lực lượng vũ trang.
- Thời gian đã hưởng phụ cấp thâm niên trong ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Thời gian không tính trợ cấp bao gồm:
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam, sau đó bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung
Trong những cách tính lương thâm niên cho nhân viên thuộc lĩnh vực giáo dục, quân sự trên có nhắc tới khái niệm lương thâm niên vượt khung. Vậy cách tính khoản lương này như thế nào? Hãy tiếp tục đến với phần tiếp theo của bài viết.
Khái niệm lương thâm niên vượt khung
Phụ cấp thâm niên vượt khung là một chế độ được ban hành hướng tới những cán bộ, công nhân viên đang làm việc trong Nhà nước. Mức lương vượt khung là khoản động viên, khích lệ tinh thần để những nhân viên này tiếp tục làm việc và phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Đối tượng hưởng lương thâm niên vượt khung
Thông tư 04/2005/TT-BNV, sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT – BNV có quy định rõ ràng về những đối tượng được hưởng lương thâm niên vượt khung như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam
- Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ – CP.
Lưu ý: Lương thâm niên vượt khung không áp dụng với những đối tượng là chuyên gia cao cấp hoặc cán bộ giữ chức danh lãnh đạo hưởng lương chức vụ theo nhiệm kỳ.
Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung
Để hưởng lương thâm niên vượt khung thì cán bộ, công chức, viên chức cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Là công chức, viên chức đã đạt được bậc lương cuối cùng hoặc trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát.
- Đạt điều kiện về thời gian giữ bậc lương cuối cùng, bao gồm: Đủ năm (36 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công – viên chức loại A0 đến A3 và trong chức danh chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, Kiểm sát. Hoặc đáp ứng đủ 2 năm (24 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công – viên chức loại B, C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 Nghị định 204/2004/NĐ – CP.
- Đáp ứng 2 tiêu chuẩn hưởng lương thâm niên vượt khung là: Đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và không vi phạm kỷ luật bất cứ hình thức nào dưới đây: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm trong thời gian còn làm việc.
>>> Xem thêm: Top 20+ phần mềm tính lương nhân viên chính xác nhất – Kèm đánh giá chi tiết <<<
Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung
Mức hưởng lương thâm niên vượt khung cho từng đối tượng cụ thể như sau:
Trường hợp 1
Đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, mức lương thâm niên vượt khung được tính bằng:
Lương thâm niên vượt khung = 5% x mức lương của bậc lương cuối cùng trong bảng lương
Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi 2 năm làm việc đáp ứng 2 tiêu chuẩn hưởng lương thâm niên thì sẽ được tính thêm 1%.
Trường hợp 2
Đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước đã có hai năm xếp bậc lương cuối cùng loại B và loại C trong ngạch công chức, viên chức và ngạch nhân viên phục vụ, thừa hành, mức lương thâm niên vượt khung được tính như sau:
Lương thâm niên vượt khung = 5% x mức lương của bậc lương cuối cùng
Ngoài ra đối tượng cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước đã có 02 năm xếp bậc lương cuối cùng loại B và loại C trong ngạch công chức, viên chức và ngạch nhân viên phục vụ, thừa hành sẽ được tính hưởng phụ cấp vượt khung thêm 1% nếu mỗi năm có đủ 02 tiêu chuẩn tính từ năm thứ ba trở đi.
Thời gian chi trả lương thâm niên vượt khung
Lương thâm niên vượt khung sẽ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và được tính vào mức đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
HappyTime – Phần mềm hỗ trợ tính lương thâm niên dễ dàng
Có thể thấy, để được hưởng lương thâm niên thì người lao động cần làm việc liên tục tại tổ chức trong khoảng thời gian dài nhất định. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để thống kê chính xác số ngày công của từng người?
Lúc này, những phần mềm tính lương như HappyTime sẽ là giải pháp “cứu cánh” cho tổ chức. Với việc tích hợp tính năng hỗ trợ chấm công trực tuyến trên app, trích xuất dữ liệu nhanh chóng qua file excel, quản lý ngày nghỉ – ngày công,… sẽ giúp tiết kiệm thời gian thống kê ngày công mà vẫn đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Trên cơ sở dữ liệu ngày công, thống kê thời gian làm việc của nhân viên, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định ai thỏa mãn điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định. Nhờ đó đơn giản hóa cách tính lương thâm niên cho nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về cách tính lương thâm niên cho nhân viên chuẩn và cập nhật mới nhất năm 2024. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khoản phụ cấp này và tự xác định xem liệu mình có thuộc nhóm đối tượng được hưởng lương thâm niên không.