Bạn có nhu cầu nghỉ việc riêng nhưng đã hết số ngày nghỉ phép được hưởng lương trong năm? Trong trường hợp đó, bạn cần viết đơn xin nghỉ không lương. Với những hướng dẫn chi tiết và đầy đủ trong bài viết này của HappyTime, hy vọng bạn có thể dễ dàng viết được một mẫu đơn xin nghỉ không lương hợp lệ và được chấp thuận.

Những trường hợp phổ biến khi người lao động xin nghỉ không lương

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 tại Điều 115, người lao động được quyền tạm nghỉ việc không hưởng lương trong nhiều trường hợp khác nhau.

Đối với các sự kiện quan trọng trong đời sống gia đình như kết hôn, tang gia, người lao động sẽ được nghỉ từ 1 – 3 ngày tùy trường hợp cụ thể. Cụ thể, khi kết hôn được nghỉ 3 ngày, con đẻ/con nuôi kết hôn được nghỉ 1 ngày, trường hợp cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ/chồng, vợ/chồng, con đẻ/nuôi qua đời thì được nghỉ 3 ngày. 

Với một số sự kiện khác như ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột qua đời hoặc cha mẹ, anh chị em kết hôn, người lao động được nghỉ 1 ngày và phải báo trước với người sử dụng lao động.

Ngoài ra, luật cũng cho phép người lao động chủ động xin nghỉ không lương vì lý do cá nhân như gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần điều trị, tham gia các khóa đào tạo nâng cao kiến thức kỹ năng hoặc chỉ đơn giản là xin nghỉ phép cá nhân không lương để đi du lịch, nghỉ ngơi.

>>> Tham khảo thêm: 1001+ những điều bạn cần biết về đơn xin nghỉ phép <<<

Một số trường hợp phổ biến mà người lao động cần viết đơn xin nghỉ không lương
Một số trường hợp phổ biến mà người lao động cần viết đơn xin nghỉ không lương

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ không lương

Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có quyền nghỉ ngơi và được hưởng lương trong các ngày lễ, tết. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt như gia đình có sự kiện quan trọng hay cá nhân có nhu cầu, người lao động có thể xin nghỉ phép và vẫn được trả lương theo quy định. Tuy nhiên, trong một số tình huống khác, người lao động có thể xin nghỉ không lương bằng cách viết đơn gửi đến bộ phận quản lý nhân sự.

Nếu công ty không quy định mẫu đơn cụ thể, đơn xin nghỉ không lương cần bao gồm các thông tin sau:

  • Phần đầu đơn cần thể hiện rõ ràng quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • Phần tên đơn cần được viết in hoa, căn giữa với nội dung “ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG”.
  • Phần gửi đến cần nêu rõ đơn được hướng tới ai (Ban lãnh đạo, Phòng Nhân sự, Quản lý trực tiếp,…).
  • Phần thông tin người viết đơn cần cung cấp họ tên, ngày sinh, vị trí công tác, đơn vị, địa chỉ liên lạc và số điện thoại.
  • Phần lý do cần trình bày rõ ràng nguyên nhân xin nghỉ việc không hưởng lương và thời gian cụ thể xin nghỉ từ ngày nào đến ngày nào.
  • Phần công việc cần nêu rõ đã bàn giao nhiệm vụ cho ai trong thời gian nghỉ.
  • Phần cuối cùng cần ghi rõ ngày tháng lập đơn và chữ ký xác nhận của người viết.

>>> Tham khảo thêm: Gợi ý cách viết đơn xin nghỉ phép “chuẩn không cần chỉnh” <<<

Một số mẫu đơn xin nghỉ không lương chuyên nghiệp nhất 2024

Trong quá trình làm việc, đôi khi người lao động có những lý do riêng cần xin nghỉ việc tạm thời mà không hưởng lương. Để đảm bảo quy trình này được thực hiện chuyên nghiệp và đúng quy định, dưới đây là một số mẫu đơn xin nghỉ không lương được chuẩn bị kỹ lưỡng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau trong năm 2024.

Mẫu đơn xin nghỉ không lương thông dụng

Đơn xin nghỉ việc không lương là văn bản chính thức mà người lao động gửi đến người sử dụng lao động để xin được nghỉ việc tạm thời mà không hưởng lương trong một khoảng thời gian nhất định. Mẫu đơn này thường bao gồm các thông tin cơ bản như họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, lý do xin nghỉ, thời gian xin nghỉ và cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ.

Mẫu đơn xin nghỉ không lương cho người lao động
Mẫu đơn xin nghỉ không lương cho người lao động

>>> Download mẫu đơn xin nghỉ không lương tại đây!!

Mẫu đơn xin nghỉ không lương của giáo viên

Đối với giáo viên, đơn xin nghỉ không lương cần tuân thủ các quy định và thủ tục của ngành giáo dục. Ngoài các thông tin cơ bản như họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, lý do xin nghỉ, thời gian xin nghỉ và cam kết sẽ trở lại làm việc, mẫu đơn này cần đề cập đến việc sắp xếp công việc giảng dạy và các hoạt động khác trong thời gian nghỉ.

Mẫu đơn xin nghỉ không lương của giáo viên
Mẫu đơn xin nghỉ không lương của giáo viên

>>> Download mẫu đơn xin nghỉ không lương của giáo viên tại đây!

Mẫu đơn xin nghỉ không lương của công chức, viên chức

Đối với công chức, viên chức, đơn xin nghỉ không lương cần tuân thủ các quy định và thủ tục của cơ quan nhà nước. Ngoài các thông tin cơ bản như họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, lý do xin nghỉ, thời gian xin nghỉ và cam kết sẽ trở lại làm việc, mẫu đơn này cần đề cập đến việc sắp xếp công việc và bàn giao nhiệm vụ trong thời gian nghỉ.

Mẫu đơn xin nghỉ không lương của công chức, viên chức
Mẫu đơn xin nghỉ không lương của công chức, viên chức

>>> Download mẫu đơn xin nghỉ không lương của công chức, viên chức tại đây!

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương 1 tháng

Đơn xin nghỉ việc không lương 1 tháng là văn bản mà người lao động gửi đến người sử dụng lao động để xin được nghỉ việc tạm thời trong vòng 1 tháng mà không hưởng lương. Mẫu đơn này tương tự như mẫu đơn xin nghỉ không lương, bao gồm các thông tin cơ bản như họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, lý do xin nghỉ, thời gian xin nghỉ (trong trường hợp này là 1 tháng) và cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ.

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương 1 tháng

>>> Download mẫu đơn xin nghỉ việc không lương 1 tháng tại đây!

Mẫu đơn xin nghỉ không lương với một số lý do cụ thể

Việc xin nghỉ không lương với các lý do cá nhân là rất phổ biến. Có thể kể đến như đơn xin nghỉ để đi khám/chữa bệnh, đơn xin nghỉ vì lý do gia đình, đơn xin nghỉ không lương sau sinh… Trong đơn, người lao động cần trình bày cụ thể, rõ ràng lý do xin nghỉ để được quản lý phê duyệt.

>>> Download mẫu đơn xin nghỉ việc không lương để đi khám/chữa bệnh tại đây!

>>> Download mẫu đơn xin nghỉ việc không lương vì lý do gia đình tại đây!

>>> Download mẫu đơn xin nghỉ việc không lương sau sinh tại đây!

Lưu ý quan trọng để đơn xin nghỉ không lương được chấp thuận

Việc soạn thảo đơn xin nghỉ không lương đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng và thể hiện tính chuyên nghiệp của người viết. Bởi lẽ, đơn xin nghỉ sẽ là căn cứ quan trọng để cấp trên xem xét và đánh giá tính hợp lý của việc nghỉ. Do đó, để đảm bảo đơn thực sự hợp lệ, súc tích và thuyết phục, người viết cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Tuân thủ cấu trúc và bố cục chuẩn để đơn trở nên dễ đọc và chuyên nghiệp.
  • Trình bày lý do nghỉ việc một cách rõ ràng và chi tiết, như tình huống cá nhân, gia đình hoặc sức khỏe.
  • Ghi rõ nội dung công việc đã được bàn giao để đảm bảo sự thông suốt trong quá trình chuyển giao.
  • Trước khi gửi đơn, hãy kiểm tra kỹ về chính tả và ngữ pháp để tránh sai sót.
  • Viết đơn một cách thẩm mỹ, chuyên nghiệp, sử dụng ngôn từ lịch sự và diễn đạt rõ ràng.

Một số câu hỏi liên quan khác

Người lao động nghỉ không lương có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 4 Điều 42 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động được miễn đóng bảo hiểm xã hội trong tháng mà họ nghỉ việc không lương từ 14 ngày làm việc trở lên. Thời gian này không được tính để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, ngoại trừ trường hợp nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.

Thời gian nghỉ không hưởng lương có được tính phép năm không?

Theo quy định tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khoảng thời gian nghỉ không hưởng lương có thể được tính vào thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm của người lao động, với điều kiện phải có sự đồng ý của công ty. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tổng thời gian nghỉ không lương không được vượt quá 1 tháng trong năm để được tính vào ngày nghỉ phép theo quy định.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động được quy định như sau:

Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường:

  • Dưới 15 năm đóng BHXH: 30 ngày.
  • Từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm đóng BHXH: 40 ngày.
  • Từ đủ 30 năm trở lên đóng BHXH: 60 ngày.

Đối với người lao động làm nghề/công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên:

  • Dưới 15 năm đóng BHXH: 40 ngày.
  • Từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm đóng BHXH: 50 ngày.
  • Từ đủ 30 năm trở lên đóng BHXH: 70 ngày.

Trong tình huống người lao động phải nghỉ làm việc bởi lý do bị mắc các chứng bệnh kéo dài theo danh mục bệnh cần điều trị lâu ngày, các quy định sẽ được áp dụng, người lao động được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày trong năm, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và nghỉ cuối tuần.

Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể số ngày nghỉ ốm tối đa trong một tháng mà chỉ quy định thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong cả năm.

Tạo đề xuất xin nghỉ đơn giản trên HappyTime

Thay vì phải gửi đơn xin nghỉ bằng cách viết tay hay gửi email, bạn có thể sử dụng ứng dụng HappyTime để xin nghỉ không lương một cách đơn giản và nhanh chóng. Với ứng dụng này, bạn chỉ cần điền thông tin cần thiết vào form trực tuyến, quá trình sẽ rất thuận tiện chỉ trong vài bước.

Quản lý của bạn cũng có thể duyệt đơn xin nghỉ một cách dễ dàng nhờ ứng dụng HappyTime trên điện thoại. Sau khi được duyệt, lịch nghỉ phép của bạn sẽ tự động cập nhật vào hệ thống chấm công và tính lương, giúp tiết kiệm thời gian và tăng năng suất làm việc.

>>> Tham khảo thêm: TOP 16+ phần mềm nhân sự HRM tốt nhất dành cho mọi doanh nghiệp <<<

Kết luận

Tóm lại, việc viết đơn xin nghỉ không lương cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thể hiện tính chuyên nghiệp. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết trên đây sẽ giúp bạn hoàn thành đơn xin nghỉ một cách dễ dàng và hiệu quả. 

Ngoài cách viết đơn truyền thống, bạn có thể sử dụng ứng dụng HappyTime để xin nghỉ không lương một cách nhanh chóng và tiện lợi. Ứng dụng giúp quá trình xin nghỉ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Để được nhận tư vấn về Phần mềm HappyTime, đăng ký ngay tại đây!


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime