Trong một số trường hợp bắt buộc, bạn sẽ cần phải xin về sớm hơn giờ làm việc quy định của doanh nghiệp. Vậy nên lấy lý do xin về sớm như thế nào để thuyết phục sếp của bạn? Hãy cùng Blog HappyTime tìm hiểu nhé.
Mục lục
Tổng hợp 8 lý do xin về sớm thuyết phục
Lựa chọn lý do xin về sớm phù hợp sẽ giúp bạn có thể thuyết phục được sếp đồng ý tốt hơn và không để lại ấn tượng xấu. Dưới đây là 10 lý do xin về sớm mà bạn có thể lựa chọn để sử dụng. Bao gồm:
- Lý do liên quan đến sức khỏe, đây thường là lý do xin về sớm khá chính đáng và đa số đều sẽ được chấp nhận. Bởi sức khỏe không tốt có thể ảnh hưởng đến công việc chung của doanh nghiệp.
- Xin về sớm để chăm sóc người thân, người nhà đang bị bệnh.
- Xin về sớm vì có lịch hẹn đi khám bệnh hoặc đến kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Lý do xin về sớm vì nhà có công việc đột xuất.
- Xin về sớm liên quan đến những việc cá nhân như chuẩn bị đám cưới, đám hỏi,…
- Xin về sớm để chuẩn bị đi du lịch với gia đình theo kế hoạch trước đó.
- Lý do xin về sớm để tham gia các khóa học hoặc khóa đào tạo nâng cao kỹ năng công việc.
- Đối với những bạn làm việc xa nhà, có thể xin về sớm với lý do chuyển nhà, chuyển phòng trọ.
Quy định về đi muộn về sớm nên biết
Nhiều bạn thường thắc mắc rằng khi xin về sớm, doanh nghiệp có quyền trừ lương của ngày đó hay không? Dưới đây là một số quy định liên quan mà bạn nên tìm hiểu về vấn đề đi muộn về sớm. Cụ thể như sau:
Đi muộn về sớm có bị trừ lương không?
Trong Bộ luật Lao động 2019, Điều 117 quy định rằng, kỷ luật lao động là những quy định liên quan đến tuân thủ thời gian, công nghệ, điều hành kinh doanh, sản xuất do người sử dụng lao động ban hành. Do đó, việc đi muộn về sớm có bị trừ lương hay không sẽ phải căn cứ vào quy định của doanh nghiệp để xác minh.
Theo đó, người lao động phải chấp hành những nội quy liên quan đến thời gian làm việc. Hầu hết, việc đi muộn về sớm nếu được sự đồng ý của doanh nghiệp sẽ không bị trừ lương. Tuy vậy, nếu người lao động cố ý hoặc tự ý đi muộn, về sớm có nghĩa là họ đã vi phạm vào nội quy lao động được thành lập trước đó.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể áp dụng những hình thức kỷ luật như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương của người lao động. Nhưng, không được trừ lương của người lao động một cách vô lý. Bởi đây là một trong những hành vi bị cấm trong Điều 127 Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động. Cụ thể có điều khoản “Không được phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động”.
Trường hợp nào về sớm không xử phạt
Một số trường hợp đặc biệt bạn có thể xin về sớm hoặc đi muộn sẽ không bị xử phạt, trừ lương. Cụ thể theo quy định từ Bộ luật Lao động 2019, Điều 137 như sau:
- Lao động nữ đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng sẽ được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian làm việc.
- Đối với lao động nữ đến kỳ hành kinh sẽ được nghỉ mỗi ngày 30 phút và hưởng đầy đủ lương của ngày đó.
- Trường hợp đã thỏa thuận với người sử dụng lao động vẫn đảm bảo nguyên lương khi đi muộn hoặc về sớm.
Tìm hiểu thêm:
>>> Gợi ý cách viết đơn xin nghỉ phép “chuẩn không cần chỉnh” thuyết phục
>>> Những vấn đề liên quan đến nghỉ phép mà ai cũng cần phải biết
Lưu ý gì khi xin về sớm trong giờ làm việc
Để đảm bảo quyền lợi của mình và không ảnh hưởng đến doanh nghiệp, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây nếu muốn xin nghỉ về sớm. Bao gồm:
- Tìm hiểu rõ các quy định của doanh nghiệp về đi muộn, về sớm để có thể lựa chọn được lý do chính đáng phù hợp.
- Cố gắng hoàn thành công việc của mình nếu bạn muốn xin về sớm để không ảnh hưởng đến đồng nghiệp, năng suất làm việc chung.
- Thông báo cho các bên liên quan càng sớm càng tốt để có thể sắp xếp công việc phù hợp.
- Cần thực hiện đủ quy trình, thủ tục để xin về sớm theo quy định của doanh nghiệp. Ví dụ như chuẩn bị đủ đơn từ, xin xác nhận của các bên liên quan.
Hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp đã thay thế các hình thức thủ tục hành chính bằng ứng dụng công nghệ số hóa. Trong đó, việc áp dụng những phần mềm quản lý nhân sự như HappyTime đang là giải pháp tối ưu cho nhiều doanh nghiệp. Với những phần mềm này, nhân sự có thể dễ dàng khởi tạo các đề xuất như xin về sớm, xin nghỉ phép, xin tăng ca,… ngay trên hệ thống.
Người quản lý sẽ nhận được thông báo và phản hồi nhanh chóng cho người lao động. Việc ứng dụng những phần mềm như HappyTime sẽ giúp cho doanh nghiệp tinh gọn được quá trình quản lý thủ tục hành chính hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cũng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số hóa tại doanh nghiệp.
Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được lý do xin về sớm phù hợp. Bên cạnh đó đừng quên truy cập ngay vào HappyTime để cập nhật thêm nhiều tin tức và trải nghiệm phần mềm quản lý nhân sự, tạo đơn miễn phí ngay từ hôm nay nhé.
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |