Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong bài viết dưới đây, Blog HappyTime sẽ giúp bạn hiểu rõ chế độ thai sản là gì và cách tính lương nghỉ thai sản theo quy định mới nhất.

Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà nhà nước cung cấp khi người lao động tham gia đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Chế độ này sẽ được áp dụng cho cả lao động nam và nữ trong suốt thời kỳ thai sản, bắt đầu từ khi khám thai đến cho tới lúc nuôi con nhỏ.

Chính sách của chế độ thai sản nhằm đảm bảo mang lại một phần thu nhập và sức khỏe cho phụ nữ từ lúc mang thai, sinh con cho tới khi nuôi con nhỏ. Hơn nữa, còn hỗ trợ các biện pháp tránh thai hiệu quả cho nam giới khi vợ sinh con.

Chế độ thai sản là quyền lợi chính đáng mà người lao động được hưởng
Chế độ thai sản là quyền lợi chính đáng mà người lao động được hưởng

Điều kiện được hưởng chế độ nghỉ thai sản

Căn cứ theo Điều 31, Luật BHXH số 58/2014/QH13 được thông qua Quốc Hội vào năm 2014 và Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ, để được hưởng bảo hiểm thai sản thì bạn cần phải đáp ứng đủ hai điều kiện sau:

Đối tượng được hưởng

Nếu muốn hưởng chế độ bảo hiểm thai sản thì bạn cần phải thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Lao động nữ đang trong thời kỳ mang thai (từ lúc có thai đến trước khi đẻ).
  • Lao động nữ đã sinh con.
  • Người lao động áp dụng cho cả nam hoặc nữ khi tiến hành nhận con nuôi (dưới 06 tháng tuổi).
  • Lao động nữ đã tiến hành đặt vòng tránh thai hoặc áp dụng các biện pháp triệt sản.
  • Lao động nữ thực hiện hành động mang thai hộ và người mẹ đang nhờ mang thai hộ.
  • Lao động nam đã thực hiện đóng đầy đủ BHXH và đang có vợ mới sinh con. 
Lao động nam và nữ đều được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng điều kiện
Lao động nam và nữ đều được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng điều kiện

Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội

Sẽ có hai mốc thời gian mà bạn nên quan tâm trong cách tính lương nghỉ thai sản:

  • Theo quy định tại các điểm b, c và d: Người lao động phải tham gia đóng BHXH đủ từ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi tiến hành sinh con hoặc nhận con nuôi.
  • Theo điểm b khoản 1: Nếu người lao động đã đóng đủ BHXH từ 12 tháng trở lên mà trong quá trình mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo đúng đúng yêu cầu của cơ sở khám – chữa bệnh có thẩm quyền, thì bắt buộc phải đóng  BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng khước khi sinh con.
Người lao động phải đóng đủ mức BHXH nhất định thì mới được hưởng chế độ thai sản
Người lao động phải đóng đủ mức BHXH nhất định thì mới được hưởng chế độ thai sản

Có thể bạn quan tâm: Cập Nhật Ngay Thông Tư Hướng Dẫn Chế Độ Nghỉ Phép Mới Nhất.

Cách tính lương nghỉ thai sản theo chế độ của Bảo hiểm xã hội

Chế độ thai sản sẽ được chia làm nhiều mức hưởng áp dụng cho cả vợ và chồng. Cách tính lương nghỉ thai sản chi tiết cho từng đối tượng như sau:

Trợ cấp 1 lần khi sinh con (cho cả cha và mẹ)

Đây chính là tiền trợ cấp tã lót cho gia đình bạn, theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định như sau:

  • Lao động nữ sau khi sinh xong sẽ được tiến hành trợ cấp 1 lần duy nhất cho mỗi đứa con. Cách tính lương nghỉ thai sản cho người mẹ sẽ bằng 2 lần mức lương cơ sở tính tại thời điểm sinh con.
  • Trong trường hợp sinh con nhưng chỉ có người cha tham gia đóng BHXH, người mẹ không tham gia thì sẽ chỉ có người cha được áp dụng trợ cấp 1 lần cho mỗi con. Cách tính lương nghỉ thai sản trong trường hợp này bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.

Lưu ý: Theo quy định trên thì bạn chỉ cần lấy lương cơ sở làm căn cứ sau đó sẽ tính ra được số tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Cho đến hết ngày 30/6/2023, mức lương cơ sở mà nhà nước quy định vẫn sẽ là 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên sang đến ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở này sẽ được thay đổi và cao hơn hẳn so với trước là 1,8 triệu đồng/tháng.

Như vậy, cách tính lương nghỉ thai sản cho số tiền trợ cấp một lần trong từng giai đoạn sẽ được tính như sau:

  • Giai đoạn từ nay đến hết ngày 30/6/2023: Trợ cấp 1 lần/con = 1,49 triệu đồng x 02 = 2,98 triệu đồng.
  • Giai đoạn từ ngày 01/7/2023 trở đi: Trợ cấp 1 lần/con = 1,8 triệu đồng x 02 = 3,6 triệu đồng.
Mức trợ cấp lần 1 sẽ tính dựa theo lương cơ sở
Mức trợ cấp lần 1 sẽ tính dựa theo lương cơ sở

Có thể bạn quan tâm: Lương Cơ Bản Là Gì? Cách Tính Lương Cơ Bản Trong Doanh Nghiệp.

Trợ cấp thai sản cho người mẹ trong thời gian nghỉ sinh

Hiện nay, đối với người mẹ sau khi sinh con xong sẽ được nghỉ việc theo đúng chế độ thai sản. Thời gian áp dụng là trước và sau khi sinh 06 tháng theo đúng quy định.

Trong Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội đã chỉ rõ: Cách tính lương nghỉ thai sản mỗi tháng của lao động nữ sau khi sinh con xong được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương của 06 tháng thực hiện đóng BHXH trước khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.

Đối với trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì cách tính lương nghỉ thai sản sẽ được tính bằng bình quân tiền lương của các tháng đã đóng BHXH.

Trợ cấp cho người mẹ trong thời gian nghỉ sinh tính bằng 6 tháng lương
Trợ cấp cho người mẹ trong thời gian nghỉ sinh tính bằng 6 tháng lương

Để hiểu rõ hơn bạn có thể theo dõi ví dụ sau về cách tính lương nghỉ thai sản cho người mẹ:

Chị Vân đã thực hiện đóng BHXH bắt buộc bắt đầu từ tháng 01/2022 cho đến tháng 12/2022 với số tiền là 6 triệu đồng/tháng. Sau đó, từ tháng 01/2023 cho đến tháng 03/2023 chị đã thực hiện nâng mức đóng BHXH của mình lên là 7 triệu đồng/tháng. Cho tới tháng 04/2023 thì chị Vân nghỉ làm để sinh con.

Như vậy, mức bình quân tiền lương mà chị tham gia đóng BHXH trong 06 tháng trước khi nghỉ sinh sẽ là 6,5 triệu đồng. Theo cách tính lương nghỉ thai sản trên thì đây cũng chính là số tiền mà chị sẽ được hưởng hàng tháng khi áp dụng chế độ thai sản.

Theo quy định, chị sẽ được hỗ trợ nghỉ sinh trong vòng 06 tháng. Như vậy tổng số tiền mà chị sẽ được nhận trong thời gian nuôi con này là 6,5 triệu đồng x 06 = 39 triệu đồng.

Trợ cấp dưỡng sức sau sinh

Trong Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã ghi rõ: Đối với lao động nữ sau khi hưởng xong chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm lại nếu sức khỏe vẫn chưa được hồi phục hoàn toàn thì sẽ được tiếp tục nghỉ để dưỡng sức và hồi phục lại sức khỏe.

Thời gian để nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sẽ được tính cụ thể như sau:

  • Đối với lao động nữ sinh 1 lần từ hai con trở lên: Nghỉ tối đa 10 ngày.
  • Đối với lao động nữ sinh mổ: Nghỉ tối đa 07 ngày.
  • Đối với các trường hợp sinh khác: Nghỉ tối đa 05 ngày.

Lưu ý: Thời gian nghỉ này sẽ được bao gồm cả các ngày lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Đồng thời mỗi một ngày nghỉ dưỡng sức lao động nữ cũng sẽ được hưởng mức trợ cấp bằng 30% lương cơ sở. Trong năm 2023 sẽ có sự thay đổi về lương cơ sở, cho nên mức hưởng chế độ dưỡng sức cũng sẽ khác nhau trong từng giai đoạn:

  • Giai đoạn từ nay đến hết ngày 30/6/2023: Tiền trợ cấp dưỡng sức/ngày = 447.000 đồng.
  • Giai đoạn từ ngày 01/7/2023 trở đi: Tiền trợ cấp dưỡng sức/ngày = 540.000 đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 166 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ghi rõ: Để nhận được tiền hỗ trợ dưỡng sức sau sinh thì người lao động cần phải có tên trong “Danh sách người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ thai sản” do người sử dụng lao động lập.

Dù cho pháp luật không có quy định cụ thể về các giấy tờ mà người lao động cần chuẩn bị trước khi nhận tiền hỗ trợ. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi cho bản thân khi người sử dụng lao động tiến hành lập danh sách này.

Lao động nữ có thể được hưởng thêm trợ cấp dưỡng sức sau sinh bằng 30% mức lương cơ sở cho mỗi 1 ngày
Lao động nữ có thể được hưởng thêm trợ cấp dưỡng sức sau sinh bằng 30% mức lương cơ sở cho mỗi 1 ngày

Ví dụ về cách tính lương nghỉ thai sản sau sinh:

Chị Hạnh do thai quá to nên phải sinh mổ. Đến ngày 20/01/2023, chị hết thời gian nghỉ 06 tháng thai sản và bắt đầu phải đi làm lại. Tuy nhiên, do sức khỏe còn yếu, vẫn chưa được ổn định nên chị đã xin nghỉ dưỡng sức. 

Theo quy định của nhà nước chị sẽ được nghỉ thêm 07 ngày nữa và được hưởng mức tiền dưỡng sức mỗi ngày là 447.000 đồng. Trường hợp này, cách tính lương nghỉ thai sản cho chị Hạnh là:  447.000 đồng x 07 = 3.129.000 đồng.

Trợ cấp cho chồng khi có vợ sinh con

Nếu khi vợ sinh con mà chồng có tham gia đóng BHXH thì cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của nhà nước. Không những được nghỉ làm có phép tại công ty mà còn được nhận lương đầy đủ. Căn cứ theo Khoản 2, Điều 34, Luật BHXH năm 2014, khi chồng có vợ sinh con sẽ được áp dụng thời gian nghỉ như sau:

  • Sinh thường chỉ 1 con: Nghỉ 05 ngày làm việc.
  • Sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh thiếu ngày dưới 32 tuần tuổi: Nghỉ 07 ngày làm việc.
  • Sinh đôi: Nghỉ 10 ngày làm việc.
  • Từ sinh ba trở lên: Mỗi con sẽ được cộng thêm 03 ngày nghỉ, tuy nhiên sẽ chỉ được nghỉ tối đa không quá 14 ngày làm việc.
  • Sinh đôi trở lên nhưng phải phẫu thuật: Nghỉ 14 ngày làm việc.

Lưu ý: Số ngày nghỉ sẽ được tính cả các ngày lễ, tết và cuối tuần.

Thời gian nghỉ của lao động nam sẽ được áp dụng trong vòng 30 ngày kể từ lúc vợ sinh con. Trường hợp nghỉ trước ngày vợ sinh sẽ được tính là ngày nghỉ có phép hoặc ngày nghỉ tự do và không được hưởng lương theo chế độ thai sản.

Chồng có vợ sinh con cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định
Chồng có vợ sinh con cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định

Có thể bạn quan tâm: Cập Nhật Công Thức Tính Lương Chuẩn, Đầy Đủ Nhất Cho Doanh Nghiệp.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến cách tính lương nghỉ thai sản

Dưới đây là những câu hỏi mà người lao động hay thắc mắc nhất trong quá trình nộp hồ sơ thai sản:

Nộp hồ sơ thai sản muộn có bị phạt không?

Theo Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã ghi rõ:

  • Trường hợp công ty nộp hồ sơ chậm gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người được hưởng thì phải tự bồi thường đúng theo quy định.
  • Nếu lỗi là do người lao động hoặc thân nhân thuộc đối tượng được hưởng chế độ BHXH thì sẽ không bị phạt.
Doanh nghiệp cần đảm bảo nộp hồ sơ thai sản đúng ngày cho người lao động
Doanh nghiệp cần đảm bảo nộp hồ sơ thai sản đúng ngày cho người lao động

Công ty nộp trễ hồ sơ 2 tháng sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Theo điểm b khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, sẽ áp dụng phạt tiền từ 2.000.000 đồng cho đến 4.000.000 đồng khi công ty quên nộp hồ sơ đối với mỗi người lao động. Tuy nhiên sẽ không quá 75.000.000 đồng đối với cá nhân, còn nếu là tổ chức thì mức phạt sẽ bằng 02 lần so với mức phạt tiền của cá nhân.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cách tính lương nghỉ thai sản mới nhất người lao động cần nắm rõ. Hy vọng qua những nội dung trên sẽ giải bạn giải đáp được mọi thắc mắc và tự tính được quyền lợi thai sản của mình.

Bên cạnh đó, để quản lý chế độ thai sản cho nhân viên dễ dàng hơn, doanh nghiệp có thể ứng dụng các nền tảng như Happytime. Với các tính năng quản lý đơn từ, quản lý nhân sự sẽ giúp theo dõi thời gian nghỉ chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và không gây gián đoạn các hoạt động trong tổ chức.