Trước khi trở thành nhân viên chính thức tại doanh nghiệp, nhân sự đều sẽ phải trải qua giai đoạn thử việc. Để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên, người lao động và người sử dụng lao động sẽ ký kết hợp đồng thử việc. Vậy hợp đồng thử việc là gì? Mẫu hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung chính nào? Hãy cùng HappyTime tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hợp đồng thử việc là gì?

Bộ luật Lao động 2019 không đưa ra quy định định nghĩa cụ thể về hợp đồng thử việc. Tuy nhiên Khoản 1, Điều 24 của bộ luật này có quy định về thử việc như sau: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.

Theo đó, có thể hiểu hợp đồng thử việc là một tài liệu thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử trước khi chính thức ký hợp đồng lao động. Trong suốt thời gian thử việc, cả hai bên sẽ tuân thủ các quy định và nghĩa vụ đã được ghi rõ trong hợp đồng này.

Hợp đồng thử việc là gì?
Hợp đồng thử việc là gì?

Quy định của pháp luật về hợp đồng thử việc

Về thời gian thử việc tối đa

Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định khác nhau về thời gian thử việc. Tuy nhiên quy định này cần phù hợp với quy định của pháp luật. Cụ thể, Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ, thời gian thử việc do 02 bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần với 01 công việc và bảo đảm điều kiện sau:

  • Thử việc không quá 180 ngày với công việc của cấp quản lý doanh nghiệp nêu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
  • Thử việc không quá 60 ngày với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
  • Thử việc không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
  • Thử việc không quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác.

Nói chung, hầu hết các vị trí công việc hiện tại có thời gian thử việc dao động từ 30 đến 60 ngày. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, doanh nghiệp có thể quyết định kết thúc thời gian thử việc sớm đối với những nhân viên đã có kinh nghiệm và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Quy định về mức lương thử việc

Điều 26 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định rõ ràng rằng tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức cho vị trí đó.

Do đó, nếu người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương thử việc dưới 85% mức lương chính thức sẽ vi phạm quy định của pháp luật.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách tính lương thử việc mới nhất theo quy định của Bộ luật Lao động <<<

Chế độ dành cho nhân viên thử việc theo quy định pháp luật

Để bảo vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật quy định trong thời gian thử việc, nhân viên thử việc vẫn sẽ có một số quyền lợi lao động nhất định. Cụ thể:

Về thời gian làm việc

Người lao động có quyền được đảm bảo thời gian làm việc không vượt quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần, đồng thời thời gian làm thêm giờ cũng không được quá mức quy định. Ngoài ra, họ còn được bảo đảm thời gian nghỉ giữa ca, với ít nhất 30 phút liên tục cho ca ban ngày và 45 phút cho ca ban đêm. Nếu làm việc liên tục từ 6 giờ trở lên, thời gian nghỉ sẽ được tính vào giờ làm việc.

Trong thời gian thử việc, người lao động cũng được hưởng một số chế độ nhất định theo quy định
Trong thời gian thử việc, người lao động cũng được hưởng một số chế độ nhất định theo quy định

Về chế độ nghỉ

Nghỉ hàng năm: Theo Khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian thử việc sẽ được tính vào thời gian nghỉ phép hàng năm nếu người lao động tiếp tục làm việc cho nhà tuyển dụng sau khi kết thúc thời gian thử việc.

Nghỉ lễ, Tết: Theo Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động có quyền nghỉ hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, Tết. Do đó, những nhân viên đang trong thời gian thử việc cũng sẽ được nghỉ và nhận mức lương thử việc đã thỏa thuận trong các dịp này.

Về mức lương và phụ cấp thời gian thử việc

Như đã đề cập ở nội dung trên, trong thời gian thử việc, nhân sự sẽ được hưởng mức lương ít nhất là 85% mức lương chính thức đã được hai bên thỏa thuận, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài ra, nhân viên thử việc còn được hưởng các loại phụ cấp về độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc và các phụ cấp, hỗ trợ khác theo quy định của doanh nghiệp cũng như quy định pháp luật.

Trường hợp kết thúc thử việc, người lao động ký hợp đồng lao động và trở thành nhân viên chính thức tại doanh nghiệp thì thời gian thử việc sẽ được tính phép năm.

Về chế độ bảo hiểm

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành, người lao động đang trong quá trình thử việc không thuộc đối tượng đóng BHXH.

>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng lao động chi tiết và chuẩn nhất hiện nay – Tải miễn phí <<<

Quy định về điều kiện kết thúc thời gian thử việc

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thử việc

  • Hết thời gian thử việc: Sau khi hoàn tất thời gian thử việc đã thỏa thuận, hai bên có thể kết thúc hợp đồng thử việc và chuyển sang hợp đồng chính thức nếu vẫn muốn tiếp tục hợp tác. Thời gian thử việc sẽ phụ thuộc vào từng công ty và vị trí, nhưng phải tuân thủ các quy định đã nêu.
  • Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thử việc: Trong thời gian thử việc, cả doanh nghiệp và người lao động đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo trước hoặc bồi thường.
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc:

Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc trong các trường hợp sau:

  • Người lao động vi phạm các quy định của tổ chức hoặc doanh nghiệp.
  • Người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc.
  • Người lao động mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh nghề nghiệp nặng, không đủ khả năng làm việc.

Người lao động cũng có thể tự ý chấm dứt hợp đồng thử việc nếu:

  • Họ không còn đủ sức khỏe để tiếp tục công việc.
  • Do các lý do cá nhân hoặc vấn đề khẩn cấp liên quan đến công việc và gia đình.
Hợp đồng thử việc sẽ chấm dứt trong một số trường hợp nhất định theo quy định pháp luật
Hợp đồng thử việc sẽ chấm dứt trong một số trường hợp nhất định theo quy định pháp luật

Trách nhiệm khi kết thúc thời gian thử việc

Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể “Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động”. 

Trường hợp kết quả thử việc đạt yêu cầu, người sử dụng lao động sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết trong trường hợp có thỏa thuận thử việc, hoặc sẽ phải ký hợp đồng lao động mới trong trường hợp chỉ có hợp đồng thử việc. Ngược lại, nếu thử việc không đạt yêu cầu, hợp đồng lao động đã ký hoặc hợp đồng thử việc sẽ bị chấm dứt.

Lưu ý:

  • Hợp đồng lao động sẽ bị coi là vô hiệu nếu chứa các điều khoản vi phạm pháp luật.
  • Khi chấm dứt hợp đồng thử việc, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương và phụ cấp cho người lao động tương ứng với thời gian họ đã làm việc.

Những nội dung cần có trong hợp đồng thử việc

Theo Khoản 2, Điều 24 của Bộ Luật Lao động 2019, hợp đồng thử việc phải bao gồm các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động.
  • Mô tả chi tiết công việc và địa điểm làm việc.
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (nếu có).
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động, tùy thuộc vào tính chất công việc và loại hình doanh nghiệp.

Ngoài ra, hợp đồng thử việc cũng có thể bao gồm các nội dung liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hai bên trong thời gian thử việc. Cùng với các điều khoản giải quyết tranh chấp và xử phạt nếu có sự vi phạm thỏa thuận hai bên.

Mẫu hợp đồng thử việc chi tiết và chuẩn form mới nhất

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng trong việc soạn thảo hợp đồng thử việc, dưới đây là một số mẫu doanh nghiệp có thể tham khảo. Tùy thuộc vào lĩnh vực và yêu cầu cho vị trí, doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Mẫu hợp đồng thử việc chi tiết và chuẩn form hiện nay

>>> Tải miễn phí mẫu hợp đồng thử việc mới nhất hiện nay <<<

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến hợp đồng thử việc

Có bắt buộc phải thử việc đối với người lao động không?

Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019, việc ký kết hợp đồng thử việc không phải là yêu cầu bắt buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên.

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 24 của Bộ Luật Lao động, đối với các hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng, không được ký hợp đồng thử việc.

Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không?

Theo quy định hiện hành, thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp không bao gồm thời gian thử việc. Điều này có nghĩa là chỉ khi ký hợp đồng lao động chính thức, người lao động mới được tính thâm niên công tác. Vì vậy, hợp đồng thử việc không được coi là hợp đồng lao động.

Hợp đồng thử việc chủ yếu là sự thỏa thuận giữa hai bên về việc làm thử cho một vị trí cụ thể. Trong thời gian thử việc, người lao động cũng sẽ không tham gia vào hệ thống bảo hiểm như khi ký hợp đồng chính thức.

Theo khoản 2, Điều 29 của Bộ Luật Lao động, trong thời gian thử việc, một trong hai bên có thể chấm dứt thỏa thuận mà không cần thông báo trước hoặc bồi thường cho bên còn lại. Điều này khác với hợp đồng lao động chính thức, trong đó yêu cầu phải thông báo trước từ 30 đến 45 ngày nếu một bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng.

>>> Tìm hiểu thêm: Phụ lục hợp đồng là gì? Mẫu phụ lục hợp đồng chi tiết và chuẩn form – Tải miễn phí <<<

Hợp đồng thử việc có bắt buộc phải ký kết bằng văn bản không?

Trên thực tế, hợp đồng thử việc có thể được thỏa thuận dưới nhiều hình thức khác nhau. Các bên có thể chọn ký kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận miệng, tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi bên. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp cũng sử dụng email để xác nhận hợp đồng, thay vì chỉ sử dụng văn bản hoặc thỏa thuận bằng miệng.

Hợp đồng thử việc không nhất thiết phải được ký dưới dạng văn bản
Hợp đồng thử việc không nhất thiết phải được ký dưới dạng văn bản

Thời gian thử việc có đóng bảo hiểm xã hội không?

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định rằng người lao động thuộc các trường hợp sau đây phải tham gia BHXH bắt buộc:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc hợp đồng cho một công việc nhất định có thời gian từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, bao gồm cả hợp đồng ký với đại diện pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời gian từ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Công nhân trong lĩnh vực quốc phòng, công an, và những người làm việc khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân; sĩ quan và hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân; những người làm công tác cơ yếu hưởng lương tương tự quân nhân.
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học và nhận sinh hoạt phí.
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật về lao động Việt Nam.
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có nhận tiền lương.
  • Người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn.

Do đó, người lao động trong thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc không thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc.

Doanh nghiệp có được phép gia hạn thời gian thử việc khi kết quả thử việc không đạt yêu cầu không?

Theo nguyên tắc, mỗi ứng viên chỉ được thử việc một lần cho một vị trí công việc cụ thể. Do đó, doanh nghiệp không được phép gia hạn thời gian thử việc thêm lần nữa. Trường hợp nhân sự hoàn thành tốt công việc trong thời gian thử việc, công ty phải ký hợp đồng lao động chính thước. Ngược lại, nếu nhân sự không hoàn thành công việc thì doanh nghiệp có quyền từ chối ký kết hợp đồng lao động.

Quản lý hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động hiệu quả với phần mềm HappyTime

Việc quản lý hợp đồng nói chung và hợp đồng thử việc nói riêng có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng công ty. Với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, ít nhân sự, thông thường sẽ lưu trữ hợp đồng bằng Google Sheet, Excel và bản cứng trong tủ hồ sơ. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, với quy mô nhân sự đông, việc quản lý thủ công này sẽ không hiệu quả và gây nhầm lẫn, sai sót, mất mát hồ sơ.

Lúc này, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý nhân sự để hỗ trợ. HappyTime là giải pháp được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia của TopCV – Công ty đi đầu trong ứng dụng HR Tech tại Việt Nam. Đây là công cụ lý tưởng, là cánh tay phải giúp doanh nghiệp quản lý hợp đồng và cơ sở dữ liệu nhân sự một cách tập trung và hiệu quả.

Lưu trữ, quản lý và theo dõi hợp đồng thử việc hiệu quả, tập trung với HappyTime

Tính năng Quản lý và theo dõi hợp đồng

  • Lưu trữ thông tin từng nhân sự tập trung trên một hệ thống dữ liệu duy nhất, từ khi onboard đến khi hết thử việc, ký hợp đồng chính thức cho đến khi nghỉ việc.
  • Tập hợp và lưu trữ tất cả tài liệu, văn bản và hợp đồng tại một nơi duy nhất, dễ dàng tìm kiếm theo từ khóa và bộ lọc nâng cao.
  • Hỗ trợ xây dựng hợp đồng tự động, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro lỗi do con người.
  • Quản lý và theo dõi các loại hợp đồng, thông báo gia hạn/tái ký hợp đồng được gửi tự động tới HR.
  • Hỗ trợ lưu trữ mẫu hợp đồng, phụ lục hợp đồng, gợi ý chỉnh sửa thông tin hợp đồng nhân sự khi mẫu hợp đồng có sự cập nhật, thay đổi.
  • Tự động hóa quy trình chấm công – tính lương, quản lý đơn từ, nghỉ phép từng nhân viên.
  • Đồng bộ quy trình onboarding nhân sự mới, hỗ trợ gắn kết nhân sự nhờ triển khai các hoạt động nội bộ.
  • Phần mềm có tính năng phân quyền chặt chẽ, bảo vệ dữ liệu.

Các HR và quản lý quan tâm có thể đăng ký để nhận tư vấn và trải nghiệm demo phần mềm tại đây.

Kết luận

Trên đây là các thông tin cơ bản và quan trọng nhất quy định về hợp đồng thử việc kèm theo mẫu để tham khảo. Ngoài ra, doanh nghiệp cần quản lý hợp đồng thử việc một cách nghiêm ngặt, tuân thủ các quy định pháp lý và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.


HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc.
Tìm hiểu về HappyTime