Hợp đồng thuê khoán thường được doanh nghiệp sử dụng khi có nhu cầu tuyển dụng lao động ngắn hạn, theo dự án. Đây là căn cứ pháp lý ràng buộc các bên trong hợp đồng. Vậy hợp đồng khoán việc là gì? Nội dung hợp đồng cần những điều khoản nào và cần lưu ý những gì khi ký kết hợp đồng? Hãy cùng HappyTime tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Hợp đồng khoán việc là gì?
Bộ luật Lao động 2019 không quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc. Vì vậy, hợp đồng giao khoán được coi như một giao dịch dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Và đây là một dạng hợp đồng dịch vụ.
Theo đó hợp đồng khoán việc (hay còn gọi là hợp đồng thuê khoán việc) là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán. Sau khi hoàn thành công việc, bên nhận khoán sẽ bàn giao kết quả, bên giao khoán sẽ nhận và trả khoản tiền thù lao cho bên khoán việc.
Phân loại hợp đồng khoán việc
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại. Tuy nhiên phổ biến nhất hiện nay, tùy thuộc vào tính chất và phạm vi công việc, hợp đồng giao khoán được chia thành 2 loại là hợp đồng thuê khoán việc toàn bộ và hợp đồng thuê khoán việc từng phần.
Hợp đồng thuê khoán việc toàn bộ
Đây là hợp đồng được ký kết khi mà bên giao khoán giao toàn bộ công việc kèm theo các chi phí cần thiết để hoàn thành công việc. Trường hợp này, khoản khoản thù lao người nhận khoán việc nhận sẽ bao gồm cả chi phí cơ sở vật chất, chi phí lên quan và tiền công để hoàn thành công việc.
Hợp đồng thuê khoán việc từng phần
Đây là hợp đồng mà trong đó bên khoán việc chỉ giao một phần công việc, bên nhận khoán việc sẽ phải đầu tư công cụ, cơ sở vật chất để hoàn thành công việc. Tuy nhiên khi trả tiền thù lao khoán việc cho bên nhận khoán việc thì ngoài tiền công lao động, bên giao khoán công việc sẽ phải tính đến giá trị khấu hao của công cụ lao động.
>>> Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng lao động chi tiết và chuẩn nhất hiện nay <<<
Phân biệt hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động
Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 có quy định hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Bảng phân biệt giữa hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động
Tiêu chí | Hợp đồng khoán việc | Hợp đồng lao động |
Dựa theo tính chất công việc | Mang tính thời vụ, ngắn hạn, không ổn định. | Mang tính chất ổn định, lâu dài. |
Dựa theo yêu cầu công việc | Người lao động chỉ cần dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao và nhận tiền lương. | Người được giao khoán phải bỏ toàn bộ hoặc một phần vật chất, cùng với sức lao động của mình để hoàn thành công việc được giao khoán và nhận phần tiền công giao khoán. |
Các quy định của pháp luật về hợp đồng khoán việc
Hình thức của hợp đồng thuê khoán
Theo quy định, hợp đồng giao khoán công việc về mặt hình thức cần tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung. Hợp đồng này có thể được xác lập bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, văn bản luôn là hình thức chắc chắn, khuyến khích các bên lựa chọn nhất vì nó ghi nhận rõ ràng thỏa thuận của các bên và là cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này (nếu có).
Nghĩa vụ đóng thuế của các chủ thể trong hợp đồng
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì các cá nhân khi có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả khi hoàn thành công việc thì cần nộp thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp cần khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho bên nhận khoán việc. Đồng thời có nghĩa vụ cung cấp chứng chứng từ đầy đủ và cần thiết cho cơ quan thuế. của bên nhận khoán việc. Sau đó cung cấp chứng từ cần thiết cho cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân nhận khoán việc đã ủy quyền quyết toán thuế cho một doanh nghiệp khác thì bên giao khoán việc không cần cung cấp chứng từ khấu trừ cho cơ quan thuế nữa.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điểm i, khoản 1 Điều 25 cùng Thông tư trên thì các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên tổng thu nhập trước khi trả cho cá nhân đó.
Với hợp đồng giao khoán khi ký kết, nghĩa vụ nộp thuế được xác định theo một trong hai trường hợp
– Nếu tổng thu nhập dưới 2 triệu đồng/lần ký hợp đồng giao khoán thì chưa cần nộp thuế thu nhập cá nhân.
– Nếu có tổng thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên, khi chi trả tiền công, thì doanh nghiệp sẽ phải khấu trừ 10% thuế TNCN trên tổng thu nhập trước khi chi trả cho người lao động.
Quy định về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội khi ký hợp đồng thuê khoán
Theo khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì cá nhân nhận khoán việc không phải đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp một trong hai bên muốn đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ tham gia dưới hình thức tự nguyện.
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng quy định này để ký hợp đồng giao khoán nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy khi thực hiện ký hợp đồng lao động các cá nhân nên đọc kỹ các điều khoản và thời hạn hợp đồng.
Các trường hợp được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán
Như đã trình bày ở trên, hợp đồng thuê khoán việc là một giao dịch dân sự nên sẽ chịu dự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Theo đó, tại Điều 492 Bộ luật Dân sự 2015, khi thuộc các trường hợp dưới đây thì một trong hai bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán. Cụ thể:
- Trường hợp một bên vì lý do cá nhân muốn đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý. Nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.
- Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.
Ngoài ra, khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản không đúng với mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nếu có thiệt hại xảy ra thì được quyền yêu cầu bồi thường.
Các điều khoản nội dung chính trong hợp đồng thuê khoán
Tùy thuộc vào tính chất công việc và thỏa thuận giữa các bên, nội dung hợp đồng thuê khoán có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những điều khoản nội dung chính cần có theo quy định.
Thông tin về các bên tham gia hợp đồng
Theo đó, các bên cần cung cấp đủ và chính xác thông tin cá nhân của bên thuê khoán và bên cho thuê khoán. Các thông tin này bao gồm: Họ tên, thông tin cá nhân, địa chỉ, số tài khoản, trường hợp một trong hai bên là tổ chức thì cần có mã số thuế/mã số doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật…
Các điều khoản chung về công việc cần thực hiện
- Nội dung công việc cần thực hiện: Các bên cần ghi rõ yêu cầu công việc của bên thuê khoán với bên nhận khoán cụ thể như thế nào.
- Tiến độ thực hiện công việc: Cần ghi rõ về địa điểm làm việc, thời gian thực hiện công việc từ ngày, tháng, năm nào đến ngày, tháng, năm nào.
- Thù lao/chi phí sau khi hoàn thành công việc: Cần ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ, đơn vị tính, thời hạn và tiến độ trả thù lao. Bên cạnh đó là thỏa thuận rõ ràng về hình thức thanh toán thù lao đưa tiền mặt trực tiếp hay chuyển khoản.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng khoán việc. Dựa trên các quy định của pháp luật và ý chí, các bên tự thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ tương ứng với từng bên trong hợp đồng.
Các điều khoản khác
- Quy định về thời hiệu, thời hạn thuê khoán, cam kết của các bên khi thực hiện hợp đồng.
- Phương thức giải quyết tranh chấp: thỏa thuận và lựa chọn hình thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp, các vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng.
- Kết thúc hợp đồng là chữ ký, đóng dấu của người có thẩm quyền của hai bên khi thực hiện hợp đồng khoán việc.
>>> Tham khảo thêm: Hợp đồng điện tử là gì? Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng điện tử <<<
Mẫu hợp đồng khoán việc chi tiết và chuẩn form
Mẫu hợp đồng thuê khoán cơ bản
Tải miễn phí mẫu hợp đồng giao khoán việc cơ bản tại đây.
Mẫu hợp đồng khoán việc dành cho một số vị trí, công việc nhất định
- Mẫu hợp đồng khoán việc tạp vụ
Tải miễn phí mẫu hợp đồng khoán việc tạp vụ tại đây.
- Mẫu hợp đồng thuê khoán kế toán
Tải miễn phí mẫu hợp đồng thuê khoán kế toán tại đây.
- Mẫu hợp đồng khoán việc bảo vệ
Tải miễn phí mẫu hợp đồng thuê khoán bảo vệ tại đây.
- Mẫu hợp đồng khoán việc theo giờ
Tải miễn phí mẫu hợp đồng giao khoán theo giờ tại đây.
Giải đáp một số câu hỏi về hợp đồng giao khoán
Hợp đồng khoán việc được ký mấy lần trong năm?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định nào về giới hạn số lần ký hợp đồng thuê khoán. Do đó, các bên có thể ký nhiều hợp đồng thuê khoán trong năm nhưng cần đảm bảo hợp đồng khoán việc cũ đã hết thời hạn.
Trường hợp nào nên ký hợp đồng khoán việc?
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về trường hợp nào phải ký hợp đồng thuê khoán. Theo đó, tùy vào các trường hợp khác nhau, các bên có thể lựa chọn ký kết loại hợp đồng này. Việc lựa chọn sử dụng hợp đồng khoán việc hay hợp đồng lao động cần phải dựa vào đặc điểm, tính chất của từng loại hợp đồng cũng như lĩnh vực, công việc mà doanh nghiệp đang tham gia hoạt động.
Khi ký hợp đồng thuê khoán, bên nhận khoán việc có cần chấm công không?
Khi doanh nghiệp ký hợp đồng thuê khoán với từng cá nhân thì cá nhân làm việc sẽ được chấm công, tính lương cũng như tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của luật lao động hiện hành và theo các điều khoản đã ký trong hợp đồng.
Quản lý tập trung và theo dõi hợp đồng với HappyTime
Nhu cầu số hóa hoạt động quản lý hợp đồng ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là ở những doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Với số lượng nhân sự đông, dẫn đến số lượng hợp đồng, loại hình hợp đồng và các tài liệu nhân sự lớn. Cách quản lý theo phương pháp thủ công không còn phù hợp, thường xuyên thất thoát, mất dữ liệu.
HappyTime chính là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý nhân sự, số hóa mọi nghiệp vụ HR và C&B. Đặc biệt, bộ tính năng hợp đồng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý, theo dõi được tập trung và đảm bảo yêu cầu về tính pháp lý.
Tính năng nổi bật về Quản lý hợp đồng của HappyTime
- Số hóa và lưu trữ hợp đồng, phụ lục hợp đồng cùng mọi thông tin liên quan đến nhân sự một cách tập trung giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý và tranh chấp.
- Cho phép tìm kiếm và cập nhật thông tin hợp đồng, phụ lục hợp đồng một cách dễ dàng thông qua từ khóa hoặc bộ lọc nâng cao. Nhờ đó tiết kiệm thời gian và nâng cao độ chính xác.
- Chỉnh sửa nội dung các loại hợp đồng ngay trên hệ thống, tải lên hợp đồng hàng loạt bằng cách import file excel.
- Đính kèm tài liệu hợp đồng dễ dàng, hỗ trợ tải xuống danh sách hợp đồng, in và ký hợp đồng.
- Quy trình xử lý hợp đồng và phụ lục được xây dựng một cách khoa học và linh hoạt, hỗ trợ người dùng lưu trữ mẫu hợp đồng và phụ lục. Khi cần ký kết tài liệu mới, bộ phận nhân sự có thể tìm kiếm và tải mẫu nhanh chóng.
- Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp tính năng gợi ý chỉnh sửa cho nội dung hợp đồng và phụ lục khi có sự thay đổi.
- Theo dõi và nhận nhắc nhở về thời hạn ký hoặc tái ký hợp đồng.
- Phân quyền quản trị được thiết lập một cách bảo mật và thông minh theo từng phòng ban và vị trí công việc.
Kết luận
Trên đây là những quy định quan trọng của pháp luật về hợp đồng khoán việc. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp doanh nghiệp và bạn đọc hiểu rõ hơn về tính chất của loại hợp đồng này. Cũng như tham khảo mẫu để soạn thảo được hợp đồng phù hợp cho doanh nghiệp mình.