Thông thường, các doanh nghiệp thường sử dụng bảng lương để theo dõi lương và phúc lợi cho nhân sự toàn doanh nghiệp. Việc xây dựng một bảng lương chi tiết, chính xác là việc vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây HappyTime sẽ giới thiệu đến bạn 11+ mẫu bảng lương chi tiết và mới nhất. Bạn có thể tham khảo và tải xuống miễn phí để áp dụng cho doanh nghiệp mình.
Mục lục
- 1 Vai trò của việc xây dựng bảng lương riêng cho nhân viên
- 2 Bảng lương nhân viên cần có những nội dung cơ bản nào?
- 3 11+ mẫu file bảng lương nhân viên chi tiết và chuẩn nhất
- 3.1 File mẫu bảng lương nhân sự đơn giản
- 3.2 Mẫu bảng tính lương cơ bản theo ngày công hoặc ca làm việc
- 3.3 File mẫu bảng lương tổng hợp
- 3.4 Mẫu bảng lương nhân viên theo tháng
- 3.5 Mẫu bảng lương theo dõi dành cho doanh nghiệp
- 3.6 Mẫu bảng lương 3P chi tiết
- 3.7 Mẫu bảng tính lương dành cho nhân viên kinh doanh
- 3.8 Bảng tính lương nhân viên theo sản phẩm
- 3.9 File bảng lương theo bậc
- 3.10 Mẫu form bảng lương cộng tác viên
- 3.11 Form mẫu phiếu lương nhân viên chi tiết
- 4 Gợi ý doanh nghiệp cách thiết kế bảng tính lương cho nhân viên
- 5 Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng mẫu bảng tính lương cho nhân viên
- 6 Có giải pháp nào tối ưu nghiệp vụ tính lương hơn sử dụng mẫu bảng lương không?
- 7 Kết luận
Vai trò của việc xây dựng bảng lương riêng cho nhân viên
Việc xây dựng bảng lương chuyên nghiệp sẽ trở thành công cụ hỗ trợ nghiệp vụ tính lương cho bộ phận C&B. Đây cũng là tài liệu có ý nghĩa quan trọng với người lao động. Cụ thể:
Với doanh nghiệp
Đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật
Theo đó, Bộ luật Lao động quy định rõ ràng doanh nghiệp cần xây dựng thang bảng lương chi tiết. Bởi đây là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện việc chi trả lương, phụ cấp cho nhân viên. Đồng thời, bảng lương sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nhờ vào bảng lương, sẽ hạn chế được việc xảy ra tranh chấp giữa tổ chức và nhân viên.
Đánh giá nhân viên chính xác, nhờ đó hỗ trợ thu hút và giữ chân nhân tài
Bảng lương chính là công cụ thể hiện rõ năng lực, trình độ làm việc của nhân viên. Thông qua mức lương cứng, các khoản thưởng và phụ cấp. Với bảng lương rõ ràng, nhân viên sẽ thấy đóng góp của mình đươc ghi nhận. Từ đó có động lực làm việc và gắn bó hơn với tổ chức. Đặc biệt, việc trả lương đúng với năng lực của cá nhân sẽ giúp doanh nghiệp nâng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó thu hút thêm được nhiều ứng viên tiềm năng.
Quản lý tài chính và hiệu suất công việc
Bảng lương thường cung cấp những thông tin cần thiết để ban lãnh đạo, người quản lý có cơ sở để đánh giá hiệu suất và ghi nhận đóng góp của mỗi nhân viên. Đây cũng là cơ sở để xây dựng chính sách phân bổ nguồn lực và quỹ lương hợp lý. Điều này giúp tổ chức đảm bảo trả lương đúng hẹn và cân đối được ngân sách hoạt động.
Cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động
Thông qua bảng lương, ban lãnh đạo sẽ có cơ sở đánh giá tổng quan tình hình hoạt động theo từng tháng, quý, năm và hiệu quả sử dụng lao động. Từ đó, dễ dàng đưa ra các chính sách điều chỉnh trong tuyển dụng, phân bổ, sử dụng nhân sự, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đối với người lao động
Bảng lương giúp đảm bảo quyền lợi về mặt tài chính
Bảng lương là kết quả phản ánh sự đánh giá và công nhận của doanh nghiệp đối với mỗi cá nhân. Là cơ sở đảm bảo mỗi nhân viên được trả lương xứng đáng với thời gian và nỗ lực mà họ đã bỏ ra cho công việc.
Bảng lương lương thể hiện chính sách lương thưởng rõ ràng và minh bạch
Các thông tin trong bảng lương sẽ thể hiện rõ mức lương, các khoản trợ cấp, khoản thưởng, phúc lợi, các khoản khấu trừ… Bên cạnh đó là tiêu chí đánh giá công việc của doanh nghiệp. Thông qua các thông tin này, nhân viên sẽ thấy được tính minh bạch và rõ ràng trong việc chi trả lương của doanh nghiệp. Nhờ đó tạo được sự tin tưởng và ổn định trong mối quan hệ lao động.
Tăng động lực và cam kết với công việc
Bảng lương công bằng, mình bạch với chế độ lương thưởng hấp dẫn sẽ là động lực giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Họ sẽ thấy được ghi nhận và cam kết với công việc và tổ chức. Nhờ đó sẽ tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hỗ trợ quản lý nhân sự và tiền lương, tham khảo ngay giải pháp HappyTime với 20+ tính năng vượt trội. Tìm hiểu tại đây.
Bảng lương nhân viên cần có những nội dung cơ bản nào?
Để bảng lương trở thành công cụ hữu dụng cho doanh nghiệp, nội dung trong bảng lương là rất quan trọng. Mẫu bảng lương cần đảm bảo đầy đủ và chi tiết để vừa đảm bảo tính rõ ràng và chuyên nghiệp vừa đảm bảo tính công bằng cho người lao động. Dưới đây là những nội dung cơ bản cần có trong mẫu bảng lương nhân sự:
Thông tin nhân viên
Đây là nội dung nhằm xác định danh tính kèm theo thông tin cá nhân của từng người lao động. Dữ liệu này nhằm tránh nhầm lẫn giữa các nhân sự với nhau. Các thông tin cần có bao gồm:
- Họ và tên đầy đủ, kèm theo đó là một số thông tin nhân thân như ngày tháng năm sinh…
- Mã số nhân viên.
- Chức vụ và phòng ban trực thuộc.
- Email liên hệ.
- Số điện thoại (cá nhân/công ty).
Thông tin về lương cơ bản
Lương cơ bản là khoản lương được ghi trên hợp đồng lao động. Khoản này chưa bao gồm thưởng, phụ cấp và các khoản đi kèm khác.
Theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được quy định như sau:
- Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 23.800 đồng/giờ.
- Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 21.200 đồng/giờ.
- Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng/giờ.
- Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 16.600 đồng/giờ.
>>> Tìm hiểu thêm: Top 20+ phần mềm tính lương nhân viên chính xác – Kèm đánh giá chi tiết <<<
Nội dung về các khoản phụ cấp
Thông thường, trong mẫu bảng lương, các khoản phụ cấp sẽ được chia thành hia loại là phụ cấp đóng bảo hiểm và phụ cấp không cần đóng bảo hiểm. Theo đó:
- Phụ cấp không cần đóng bảo hiểm gồm ăn ở, đi lại, gửi xe, nuôi con nhỏ, sinh nhật….
- Phụ cấp phải đóng bảo hiểm gồm phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp vùng….
Thu nhập danh nghĩa
Đây là khoản thu nhập người lao động nhận được theo lý thuyết gồm lương cơ bản cộng với phụ cấp nếu có.
Số ngày công thực tế trong tháng của người lao động
Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định riêng về ngày công chuẩn. Nội dung này sẽ thể hiện tổng số thời gian nhân viên làm việc và được hưởng lương trong tháng tại công ty.
Tổng khoản lương thực nhận
Khoản lương này sẽ chưa bao gồm các khoản khấu trừ bảo hiểm, tạm ứng… Có 2 cách tính khoản lương thực nhận:
- Cách 1: Tính theo ngày công mỗi tháng
Lương thực nhận = Thu nhập danh nghĩa / Tổng công làm 1 tháng x Số ngày công thực tế
- Cách 2: Tính theo ngày công quy định tại doanh nghiệp
Lương thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa / Số ngày công quy định) x Số ngày công thực tế.
Các khoản khấu trừ của người lao động
Được hiểu là khoản tiền được khấu trừ từ lương cơ bản của mỗi nhân viên. Bao gồm các khoản như: Thuế TNCN, BHXH, BHYT, BHTN, các khoản nợ lương, khấu trừ tiền phạt đi trễ – về sớm, vắng mặt không phép…. tùy theo chính sách, chế độ của mỗi doanh nghiệp.
11+ mẫu file bảng lương nhân viên chi tiết và chuẩn nhất
Nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian khởi tạo mẫu bảng lương, dưới đây là 11+ mẫu để doanh nghiệp tham khảo.
File mẫu bảng lương nhân sự đơn giản
Mẫu bảng lương này sẽ bao gồm các thông tin cơ bản về nhân viên, phụ cấp, khoản khấu trừ, ngày công làm việc trên thực tế… Đây là mẫu dễ sử dụng và không quá phức tạp. Mẫu này thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc tổ chức đơn giản, với công thức tính lương không quá phức tạp. Ngược lại, với những doanh nghiệp hoặc tổ chức lớn, có cấu trúc và công thức tính lương phức tạp thì mẫu bảng lương này không phù hợp.
Tải miễn phí mẫu bảng lương nhân sự đơn giản tại đây.
Mẫu bảng tính lương cơ bản theo ngày công hoặc ca làm việc
Mẫu bảng lương Excel này phù hợp với những doanh nghiệp tính lương theo công hoặc theo ca. Bảng lương bao gồm các thông tin cơ bản như: số ngày công chuẩn, lương ngày công, khoản khấu trừ bảo hiểm người lao động đóng, khoản khấu trừ bảo hiểm công ty đóng, thuế TNCN… Những doanh nghiệp có quy mô nhân sự nhỏ, ca làm việc không phức tạp phù hợp sử dụng mẫu bảng công này. Còn những doanh nghiệp quy mô nhân sự lớn, cấu trúc phòng ban và ca làm việc phức tạp sẽ không phù hợp.
Tải miễn phí mẫu bảng tính lương cơ bản theo ngày công hoặc ca làm việc tại đây.
File mẫu bảng lương tổng hợp
Mẫu này sẽ bao gồm tất cả các thông tin quan trọng như thông tin nhân viên, lương cơ bản, các khoản phụ cấp, khoản khấu trừ và các khoản thưởng… được tổng hợp theo từng tháng cụ thể. Mọi quy mô nhân sự và loại hình doanh nghiệp cùng với cơ cấu lương từng vị trí khác nhau đều có thể tham khảo và dùng mẫu bảng lương này.
Tải miễn phí file mẫu bảng lương tổng hợp tại đây.
Mẫu bảng lương nhân viên theo tháng
Thông thường, bố cục bảng lương loại này sẽ được chia theo từng đơn vị công tác, vị trí công việc. Và mẫu này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn. Khi sử dụng mẫu này để làm lương, bộ phận HR cần lưu ý phải có đủ thông tin về mã số nhân sự, họ tên, đơn vị công tác, các khoản tạm ứng, các khoản khấu trừ….
Tải miễn phí mẫu bảng lương nhân viên theo tháng tại đây.
Mẫu bảng lương theo dõi dành cho doanh nghiệp
Mẫu bảng lương Excel này cung cấp thông tin chi tiết về lương theo từng bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp. Nhờ đó giúp theo dõi chính xác và hiệu quả ngân sách tiền lương. Mẫu bảng này cũng cung cấp đầy đủ các nội dung cơ bản của một file lương. Bên cạnh đó là các thông tin về các khoản thưởng, khoản tiền lương làm thêm giờ, khoản phụ cấp, giảm trừ gia cảnh theo quy định… Bảng lương này phù hợp với các doanh nghiệp lớn với nhiều phòng ban và cấu trúc tổ chức phức tạp nhưng đòi hỏi nhà quản lý cần theo dõi kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và đồng nhất.
Tải miễn phí mẫu bảng lương theo dõi dành cho doanh nghiệp tại đây.
Mẫu bảng lương 3P chi tiết
Trả lương theo công thức 3P là việc trả lương dựa trên 3 tiêu chí: Position – Vị trí công việc; Person – năng lực chuyên môn và Performance – Kết quả công việc. Hệ thống lương 3P thể hiện rõ sự công bằng, minh bạch trong lương thưởng và đánh giá nhân sự. Đây cũng là công thức tính lương hiện được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Nhược điểm của cách tính lương này là doanh nghiệp cần xây dựng được quy tắc rõ ràng, cơ sở đánh giá hợp lý, công bằng. Đồng thời cần theo dõi và cập nhật định kỳ để đảm bảo tính chính xác.
Tải miễn phí mẫu bảng lương 3P tại đây.
Mẫu bảng tính lương dành cho nhân viên kinh doanh
Do đặc thù công việc nên file bảng lương dành cho vị trí kinh doanh sẽ tập trung nội dung các chỉ số kinh doanh như doanh số, hoa hồng, các khoản thưởng kinh doanh… Công thức tính lương cho vị trí này gồm: Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + hoa hồng/thưởng doanh số. Những doanh nghiệp có bộ phận kinh doanh có thể tham khảo mẫu lương này để nhân sự theo dõi chi tiết và cụ thể.
Tải miễn phí mẫu bảng tính lương cho nhân viên kinh doanh tại đây.
Bảng tính lương nhân viên theo sản phẩm
Thông thường những doanh nghiệp có nhân sự làm việc dưới dạng khoán việc hoặc doanh nghiệp sản xuất thì có thể áp dụng cách trả lương theo sản phẩm. Việc tính lương theo công thức này sẽ giúp nhân sự tập trung và nỗ lực để đóng góp và hoàn thành công việc. Đồng thời là cơ sở để đánh giá kết quả công việc, hiệu suất làm việc của nhân viên.
Mẫu bảng tính lương này sẽ gồm các nội dung chi tiết về sản lượng của một lao động, đơn giá theo từng sản phẩm. các khoản thưởng – phạt theo nội quy lao động… Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống đo lường để xác định chính xác giá trị đóng góp của từng nhân viên trong trường hợp này.
Tải miễn phí bảng tính lương theo sản phẩm tại đây.
File bảng lương theo bậc
Việc tính lương trong trường hợp này sẽ căn cứ vào hệ số lương và bậc lương của người lao động. Để lập được bảng lương theo bậc, bộ phận HR cần có các thông tin như: Hệ số lương, bậc lương, lương cơ bản, tỷ lệ hưởng lương… Nội dung bảng lương cần chia thành các cột nội dung lương tạm ứng, lương thực lĩnh, trạng thái hoàn thành để nhân viên và nhà quản trị dễ kiểm soát.
Tải miễn phí file bảng lương theo bậc tại đây.
Mẫu form bảng lương cộng tác viên
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường thuê hoặc tuyển dụng đội ngũ cộng tác viên để tối ưu nguồn lực và chi phí nhân sự. Thông thường, cộng tác viên sẽ được thanh toán lương theo từng tháng. Nếu doanh nghiệp đang sử dụng đội ngũ cộng tác viên có thể tham khảo mẫu bảng lương dưới đây để giúp họ nắm được nhanh chóng thu nhập của mình.
Tải miễn phí mẫu form bảng lương cộng tác viên tại đây.
Form mẫu phiếu lương nhân viên chi tiết
Nhiều doanh nghiệp thường gửi phiếu lương cho nhân viên xác nhận trước khi đi lương. Việc tạo phiếu lương chi tiết và rõ ràng cho từng nhân viên, sẽ giúp họ nắm bắt nhanh chóng thông tin về lương của mình kèm theo đó là các khoản phụ cấp, khấu trừ. Thông thường phiếu lương có thể ở dạng file Word hoặc file Excel. Sau khi bộ phận C&B tính bảng lương chung cho toàn doanh nghiệp, sẽ gửi phiếu lương tới từng nhân viên.
Tải miễn phí form mẫu phiếu lương nhân viên tại đây.
Gợi ý doanh nghiệp cách thiết kế bảng tính lương cho nhân viên
Trên đây là 11+ mẫu form tính bảng lương phổ biến để doanh nghiệp tham khảo. Tuy nhiên, để hỗ trợ nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tạo phiếu lương riêng cho mình, dưới đây HappyTime sẽ gợi ý cách thiết kế bảng tính lương đơn giản nhất.
Cần xác định cụ thể về đối tượng nhân viên nhận lương
Đây là việc đầu tiên cần làm. Điều này sẽ giúp bộ phận HR dễ dàng trong việc liên hệ, kiểm soát thông tin và nắm bắt thu nhập của người lao động. Các thông tin HR cần thu thập bao gồm: Họ và tên, mã số nhân viên (nếu có), chức vụ đảm nhiệm, phòng ban, bậc lương và hệ số lương. Thông thường các thông tin này sẽ có trong hợp đồng lao động.
Sau khi đã xác định cụ thể thông tin nhân viên nhận lương, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh sau khi đã tham khảo các mẫu bảng lương được HappyTime gợi ý ở trên. Kiểm tra các nội dung cần có của bảng lương và soạn thảo bảng tính lương cho doanh nghiệp mình.
Các hàm Excel cơ bản dùng để tính lương nhân viên
Các doanh nghiệp hiện nay vẫn thường sử dụng các hàm Excel để hỗ trợ quá trình tính lương cho nhân viên. Dưới đây là các hàm chính doanh nghiệp thường sử dụng:
STT | Tên hàm | Công thức | Lưu ý |
1 | Hàm IF | Hàm IF : =IF (điều kiện, giá trị trả về là đúng, giá trị trả về là sai) | Giá trị sẽ đúng nếu điều kiện được đáp ứng hoặc giá trị sai nếu điều kiện không được đáp ứng |
2 | Hàm COUNTIF | Hàm COUNTIF (Đếm ô theo điều kiện): = COUNTIF (phạm vi cần đếm dữ liệu, tiêu chí cần đếm) | – Phạm vi: Vùng dữ liệu cần đếm. – Tiêu chí: Điều kiện cần đếm có thể là một số, biểu thức, tham chiếu ô hoặc chuỗi văn bản xác định các ô cần đếm. |
3 | Hàm SUMIF | Hàm SUMIF (Tính tổng theo điều kiện): = SUMIF (range, criteria, [sum_range]) | – Range: Phạm vi dữ liệu để đánh giá theo điều kiện. Các ô trong mỗi phạm vi phải là số hoặc tên, mảng hoặc tham chiếu có chứa số. – Criteria: Đây là tiêu chí ở dạng số, biểu thức, văn bản hoặc hàm nhằm giúp xác định các ô cần thêm. – Sum_range: Đây là các ô thực tế cần thêm nếu các ô khác với các ô được chỉ định trong phạm vi sẽ được thêm vào. |
4 | Hàm VLOOKUP | Hàm VLOOKUP (sử dụng để tìm kiếm thông tin trong vùng dữ liệu): =VLOOKUP (lookup_value, table_array, col_index_num,[range_lookup]) | – Lookup_value: Giá trị cần dò tìm, có thể điền giá trị trực tiếp hoặc tham chiếu tới một ô trên bảng tính. – Table_array: Bảng giới hạn để dò tìm. – Col_index_num: Số thứ tự của cột lấy dữ liệu trong bảng cần dò tìm, tính từ trái qua phải. – Range_lookup: tìm kiếm chính xác hay tìm kiếm tương đối với bảng giới hạn, nếu bỏ qua thì mặc định là 1. Nếu Range_lookup = 1 (TRUE): dò tìm tương đối.Nếu Range_lookup = 0 (FALSE): dò tìm chính xác. |
>>> Tìm hiểu thêm: Trả lương theo 3P và KPI: Bản chất, đặc điểm và cách tính <<<
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng mẫu bảng tính lương cho nhân viên
Có thể tùy chỉnh nội dung thông tin các bảng lương mẫu được không?
Các bảng lương mẫu là cơ sở để doanh nghiệp tham khảo khi soạn bảng lương cho doanh nghiệp mình. Các mẫu này có thể tải xuống và tùy chỉnh nội dung theo nhu cầu sử dụng. Tùy thuộc vào yêu cầu, công thức tính lương, HR có thể dễ dàng thêm, xóa hoặc thay đổi nội dung.
Các mẫu bảng tính lương phù hợp cho loại hình doanh nghiệp nào?
Hầu hết các bảng lương đều có thể sử dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Trong 11 mẫu bảng lương HappyTime đã cung cấp ở trên, chúng tôi có đưa ra nhận định về sự phù hợp của từng loại bảng lương cho từng doanh nghiệp. Nhà quản trị có thể tham khảo và lựa chọn mẫu phù hợp.
Các mẫu bảng lương trên đã tính toán khoản khấu trừ, khoản nộp thuế cho nhân viên chưa?
Trong các form mẫu tính lương ở trên, có một số mẫu đã xây dựng nội dung phần khấu trừ thuế và các khoán khấu trừ khác. Khi sử dụng, doanh nghiệp chỉ cần áp dụng thêm hàm tính là có thể thực hiện việc khấu trừ chính xác các khoản cho người lao động.
Tính lương thủ công dễ sai sót? Xem ngay giải pháp.
Có giải pháp nào tối ưu nghiệp vụ tính lương hơn sử dụng mẫu bảng lương không?
Nhược điểm khi sử dụng mẫu bảng tính lương
Tốn thời gian trong tổng hợp và tính toán bảng lương
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này chính là tốn thời gian. Hầu hết các bảng mẫu tính lương đều có nhiều trường dữ liệu. Và để tổng hợp được các trường dữ liệu này, bộ phận HR sẽ cần một danh sách những file Excel với rất nhiều dữ liệu thông tin. Các file này có thể kể đến:
- File dữ liệu chấm công
- File danh sách nhân sự kèm theo mức lương, hệ số, bậc lương (nếu có) của từng nhân sự
- File tính các khoản tiền thưởng, phụ cấp
- File tổng hợp các loại tiền phạt, trừ lương
- File theo dõi ngày phép
- File theo dõi đơn từ xin nghỉ gồm nghỉ phép, nghỉ không lương, nghỉ chế độ…
- File tính bảo hiểm
- File tính thuế thu nhập cá nhân
- File theo dõi gia cảnh và người phụ thuộc
- File theo dõi biến động tăng, gỉam lương
- File theo dõi các trường hợp ứng lương, nợ lương
- File theo dõi nhân sự mới, nhân sự nghỉ việc
- Và hàng loạt các file dữ liệu khác
Thông thường, một nhân viên C&B sẽ mất từ 2-3 ngày để có thể tổng hợp được tất cả dữ liệu của tất cả các file trên. Sau đó tính toán và làm bảng lương cho một doanh nghiệp khoảng 50 nhân sự. Doanh nghiệp quy mô càng đông, việc sử dụng file Excel, file Word để tính toán bảng lương càng tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhược điểm.
Tình trạng sai sót xảy ra thường xuyên
Việc phải xử lý một lượng lớn dữ liệu bằng thao tác thủ công, nên việc xảy ra sai sót là thường xuyên. Sau khi phát hiện sai sót, nhân viên C&B sẽ ngồi tra soát và sửa lại. Việc sai sót thường xuyên có thể khiến nhân viên cảm thấy khó chịu vì lương thưởng của mình thường xuyên bị tính sai, tính thiếu.
Thêm vào đó, làm bảng lương bằng Excel tiềm ẩn các mối nguy cơ khác như sau:
- Không đảm bảo yêu cầu về bảo mật
- Khả năng tích hợp kém
- Dữ liệu phân tán, khi cần báo cáo rất tốn thời gian để rà soát tổng thể. Vì vậy gây ảnh hưởng tới việc ra quyết định quản trị.
- Khó mở rộng khi quy mô doanh nghiệp tăng.
Tạm biệt thói quen tính lương thủ công, đơn giản hóa mọi thứ bằng phần mềm tính lương tự động. Tìm hiểu ngay.
Số hóa nghiệp vụ tính lương với HappyTime: Nhanh chóng – chính xác và tiết kiệm
HappyTime là nền tảng quản trị nhân sự toàn diện, được phát triển phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp Việt. Trong đó, công cụ tính lương của HappyTime được đánh giá là có khả năng tổng hợp dữ liệu, tính toán và tạo bảng lương tự động nhanh chóng. Với các tính năng ưu việt, HappyTime chính là giải pháp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến công – lương. Nhờ đó đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong chi trả lương thưởng.
Tính năng tính lương của HappyTime có thể tóm tắt như sau:
- Tùy chọn linh hoạt nhiều loại bảng lương, hỗ trợ xây dựng công thức tính lương theo hàm Excel.
- Tự động tính toán lương với đa dạng hệ số, khấu trừ thuế, bảo hiểm xã hội… cho từng nhân sự.
- Phân quyền truy cập, chỉnh sửa bảng lương theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Đáp ứng được việc tính lương theo KPI/Doanh số/Ca kíp làm việc/Sản phẩm/Lương theo vị trí, cấp bậc, hệ số.
- Cho phép xây dựng bảng lương theo từng phòng ban, vị trí, đối tượng.
- Gửi phiếu lương tự động, nhanh chóng cho tất cả nhân viên xác nhận, Phản hồi và giải đáp thắc mắc phiếu lương ngay trên phần mềm.
- Khả năng tích hợp sâu với các ứng dụng khác. Tính năng tính lương tự động kết nối và đồng bộ dữ liệu thông tin từ tính năng quản lý thông tin và hợp đồng lao động, tính năng chấm công, tính năng quản lý đơn từ, ngày phép…
Bên cạnh đó, HappyTime có khả năng tự động tổng hợp và tạo báo cáo nhân sự chuyên sâu. Từ báo cáo này, ban lãnh đạo có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình chung nhân sự toàn doanh nghiệp, đánh giá mức độ chuyên cần…
Với HappyTime, nghiệp vụ tính lương được tự động hóa hoàn toàn. Không còn sai sót, không còn tổng hợp thủ công, dữ liệu luôn cập nhật realtime và chính xác.
Kết luận
Xây dựng mẫu bảng lương chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được quy trình làm việc cho bộ phận HR và C&B. Hy vọng với bài viết trên đây của HappyTime đã giúp doanh nghiệp biết cách xây dựng form mẫu lương cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh phương pháp thủ công, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các phần mềm nhân sự để tiết kiệm thời gian và công sức tính lương. Để nhận demo trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý tiền lương nhân sự tự động, đăng ký tại đây.
HappyTime tự hào là nền tảng quản lý và gia tăng trải nghiệm nhân viên hàng đầu Việt Nam, thuộc hệ sinh thái HR Tech của Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam. Với HappyTime, doanh nghiệp và người làm nhân sự có thể dễ dàng giải quyết các bài toán khó nhằn về: Số hoá chấm công, tính công, lương, quản lý đơn từ, hồ sơ nhân sự,… Bên cạnh đó, ứng dụng HappyTime còn được tích hợp thêm những hoạt động Gamification nhằm tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và nhân viên, từ đó tối đa hoá trải nghiệm, thắt chặt sợi dây gắn kết với người lao động tại nơi làm việc. |